Về hạch toán chi phí mua hàng nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco (Trang 75 - 77)

- Phòng Kinh doanh Dầu mỡ Dung môi – Hóa chất 6 i–

3.2.1.3Về hạch toán chi phí mua hàng nhập khẩu:

Với những khoản chi phí phát sinh như chi phí bảo hiểm hàng hoá, chi lưu kho, lưu bãi, chi bốc xếp hàng... thì kế toán phải ghi nhận ngay vào TK 1562 để cuối kỳ phân bổ vào giá vốn hàng bán. Đối với những hợp đồng mua hàng gồm nhiều loại hàng hoá khác nhau, Công ty có thể phân bổ chi phí mua hàng cho từng mặt hàng theo công thức sau :

Chi phí thu mua Tổng chi phí thu mua phát sinh giá mua của

phân bổ cho = * từng mặt hàng

từng mặt hàng Tổng giá mua của các mặt hàng trong hợp đồng

Sau đó, khi phân bổ chi phí thu mua cho lượng xuất bán, Công ty áp dụng công thức mà Công ty vẫn đang sử dụng như trước đây.

3.2.1.4 Về việc trích lập các khoản dự phòng :

* Ngoài cách xác định mức dự phòng nợ phải thu khó đòi như Công ty đang làm, Công ty có thể áp dụng theo hướng dẫn của thông tư 13/2006 ngày 27/03/2006 như sau :

Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn, mức trích lập dự phòng như sau :

+ 30% giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70 % giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng không có khả năng thu hồi thì Công ty dự kiến mức tồn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Cách xác định theo thời hạn khoản nợ thế này sẽ phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro của các khoản chưa thu hồi được để cuối kỳ kế toán kiểm tra đối chiếu và lên báo cáo tài chính.

- Phương pháp hạch toán như sau : Công ty sử dụng TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi ( chi tiết cho từng đối tượng) và đối ứng với TK 642 – chi phí QLDN. Ví dụ,

Cuối kỳ kế toán, kế toán xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi ghi sổ theo bút toán sau : Nợ TK 642 – Chi phí QLDN

Có TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi Cuối kỳ kế toán sau, tính số dự phòng nợ phải thu khó đòi

+ Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, Công ty trích lập thêm theo bút toán :

Nợ TK 642 – chi phí QLDN : số thiếu Có TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi : số thiếu + Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, Công ty sẽ hoàn nhập dự phòng theo bút toán sau : Nợ TK 139 – dự phòng nợ phải thu khó đòi : số thừa Có TK 642 – chi phí QLDN : số thừa * Phương pháp hạch toán nghiệp vụ dự phòng giảm giá hàng tồn kho : - Xác định mức dự phòng giảm giá HTK cần lập :

Mức dự phòng Số lượng HTK tại Giá gốc HTK Giá trị thuần giảm giá Hàng = thời điểm lập BC * theo sổ - có thể thực

tồn kho tài chính kế toán hiện được của HTK

- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi :

Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán ( chi tiết dự phòng giảm giá HTK)

Có TK 159 – dự phòng giảm giá HTK - Cuối niên độ sau, tính mức dự phòng cần lập, nếu :

+ Mức dự phòng giảm giá HTK cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng giảm giá HTK đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm, ghi :

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán ( chi tiết dự phòng giảm giá HTK)

Có TK 159 – Dự phòng giảm giá HTK.

+ Mức dự phòng giảm giá HTK cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng giảm giá HTK đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng, ghi :

Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá HTK Có TK 711 – Thu nhập khác

3.2.1.5 Về hạch toán các nghiệp vụ chiết khấu thanh toán và các khoản giảm trừ doanh thu :

Một phần của tài liệu Hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco (Trang 75 - 77)