Sự hình thành phôi vô tính

Một phần của tài liệu Tái sinh phôi soma cây mít (Trang 32 - 33)

Sự hình thành phôi vô tính có thể qua 2 con đường: Trực tiếp và gián tiếp ►Phôi soma trực tiếp: Được hình thành từ một tế bào hay một nhóm tế bào mà không thông qua sự hình thành callus

►Phôi soma gián tiếp: Được hình thành chủ yếu từ callus Có 2 bước dẫn đến sự hình thành phôi:

1) Sự biệt hóa của tế bào có khả năng phát sinh phôi. 2) Sự phát triển của những tế bào phôi mới hình thành .

Ở mỗi giai đoạn của sự hình thành phôi. Từ việc tạo mô sẹo, nhân sinh khối mô sẹo, phát sinh phôi rồi đến tái sinh phôi đều cần phải có môi trường thích hợp cho mỗi giai đoạn và quan trọng nhất trong sự phát sinh phôi là cần phải có auxin và nitrogen.

Sự phát triển của phôi đều thông qua các giai đoạn của sự hình thành phôi (như tạo phôi dạng hình cầu, trái tim và thủy lôi).

Các tế bào sinh phôi thường to, đẳng kích, có hoạt động biến dưỡng mạnh mẽ, cường độ tổng hợp ribonucleic acid rất cao, tế bào chất đậm đặc, không bào nhỏ, dễ nhận thấy, hạch nhân rất to và sậm màu, đặc biệt là các tế bào này có một lượng lớn các ribosom, ty thể, lưới nội chất nhỏ và có vách rất dày (Hmmirato,1987; Emons,1994; Raghvan,1983;Thorpe,1988).

Khác với tế bào Eukaryote, hầu hết tế bào thực vật đều có khả năng phát triển thành phôi với những điều kiện nhất định.

Phôi vô tính rất giống phôi hữu tính ở hình thái và sinh lý, nhưng không có quá trình tái tổ hợp di truyền do phôi vô tính không phải là sản phẩm của sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái .Do đó, tất cả những cây con tái sinh bằng con đường này thì có vật chất di truyền giống hệt với các tế bào sinh dưỡng đã sinh ra chúng (Nguyễn Văn Uyển, 1992). Dựa vào đặc tính này có thể tạo ra những cá thể mới bằng các trình tự gene lạ được chèn thông qua các kỹ thuật công nghệ sinh học.

Một phần của tài liệu Tái sinh phôi soma cây mít (Trang 32 - 33)