Nuôi cấy phát sinh rễ

Một phần của tài liệu Tái sinh phôi soma cây mít (Trang 63 - 67)

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

4.7. Nuôi cấy phát sinh rễ

Sự tạo rễ chịu ảnh hưởng của auxin như: IBA, NAA… với tỉ lệ thích hợp.

Bảng 4.7: Khả năng ra rễ của cây mít in vitro

Nghiệm thức Số rễ/cây Chiều dài rễ (mm)

7.1 23,19a 39,17a 7.2 17,15b 31,83a 7.3 9,67c 25,50b CV % 4,28 14,04 LSD 0,05 1,427 8,740 ` Nhận xét: Qua bảng 4.7 ta thấy

Về số rễ/cây: giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất p= 0,05

Về chiều dài rễ: nghiệm thức 7.3 và 7.1, 7.2 có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất P = 0,05

Giữa nghiệm thức 7.1 và 7.2 không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức xác suất P = 0,05

Qua quá trình thí nghiệm ta thấy

Kết quả ghi nhận trong 45 ngày nuôi cấy ta thấy rằng tất cả các nghiệm thức đều có khả năng phát sinh rễ.

Ở nghiệm thức 7.1 có số rễ và chiều dài lớn nhất, sau đó là nghiệm thức 7.2. Trong các môi trường này rễ của cây có nhiều rễ nhỏ và một số rễ lớn hơn, rễ có màu vàng, dài, nhưng rất dễ gãy khi đem ra vườn ươm.

Còn nghiệm thức 7.3, số rễ và chiều dài rễ tuy thấp hơn các nghiệm thức kia nhưng rễ lại to hơn, có màu vàng. Đồng thời, do có chứa BA nên nghiệm thức này có hiện tượng phù gốc.

Nghiệm thức 7.3 ra rễ đồng đều hơn các nghiệm thứ khác nhưng tốc độ ra rễ chậm hơn.

Tất cả các nghiệm thức đều có bổ sung auxin, thích hợp cho sự phát sinh rễ. Nhưng ở nghiệm thức 7.3 có kết hợp giữa auxin (IBA) và cytokinin (BA) nên rễ to hơn nhưng lại không dài như các nghiệm thức còn lại.

Vì vậy, để kích thích tạo rễ cho cây mít thích hợp nhất là trên môi trường có IAA (1mg/l) + IBA (1mg/l)

Hình 4.6: Cây mít in vitro ra rễ tốt trên môi trƣờng kích thích ra rễ

(A): Rễ cây mít in vitro

(B): Cây mít in vitro ra rễ hoàn chỉnh

A

Chƣơng 5

Một phần của tài liệu Tái sinh phôi soma cây mít (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)