Trong những năm phát triển vừa qua, du lịch biển đã có những tác động đáng kể lên phân hệ xã hội- nhân văn. Các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch như mại dâm, ma tuý, móc túi...có chiều hướng gia tăng. Nạn ăn xin, chèo kéo khách, cò mại...vẫn đang tiếp tục diễn ra. Tuy vậy vùng ven biển Hải Phòng vẫn giữ dược lối sống truyền thống, các lễ hội, phong tục tập quán và ngày càng được phát triển. Thường xuyên tôn tạo, trùng tu nhằm phục vụ du khách tốt hơn. Như trên đã trình bày người dân xa trung tâm du lịch ở vùng ven biển Hải Phòng chưa thực sự tham gia vào các hoạt động du lịch điều này làm cho việc đánh giá tác động của du lịch llên phân hệ xã hội- nhân văn ở vùng biển Hải Phòng gặp khó khăn.
Chỉ số Doxey về bối rối trong du lịch thể hiện mối quan hệ giữa du khách và cộng đồng dân cư địa phương trong vòng đời của một điểm du lịch. Theo IUCN 1998, chỉ số này gồm các chỉ số:
Thứ nhất, phởn phơ (Hăng say phát triển du lịch; cảm giác đôi bên thoả mãn; nhiều cơ hội tham gia, nhiều nguồn tiền và nhiều quan hệ hay). Thứ hai, hững hờ (ngành công nghiệp du lịch mở rộng; du khách như là một hiện tượng thường nhật; quan tâm nhiều đến kiếm lời; quan hệ con người trở nên hình thức hơn). Thứ ba, Bức bối (Du lịch gần đạt đến điểm bão hoà; có nhu cầu về mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật). Thứ tư, Đối kháng (Bức bối trở nên lộ liễu hơn; khách du lịch bị coi là
những người xấu xa; lịch sự đôi bên tiến về con đường đối kháng. Thứ năm, giai đoạn cuối cùng (Môi trường thay đổi; nguồn lực thay đổi; loại khách cũng thay đổi; Nếu loại hình du lịch đủ lớn để đương đầu với loại hình du lịch ồ ạt thì nó sẽ tiếp tục phát triển thêm một thời gian nữa).
Tóm lại dựa vào hệ thống chỉ tiêu môi trường để đánh giá tính bền vững cho thấy, sự phát triển của du lịch biển Hải Phòng vẫn nằm trong tầm kiểm soát, vẫn có tính bền vững nhưng chưa cao. Một số chỉ tiêu được đáp ứng tốt, tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu cần phải có hướng giải quyết như môi trường, tỷ lệ khách quay lại, vốn đầu tư cho phúc lợi xã hội...