- Phát triển du lịch biển phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển nói riêng, với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nói chung của đất nước.
3.1.2.5. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phụcvụ du lịch biển và ven biển Hải Phòng.
biển và ven biển Hải Phòng.
Có quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống khách sạn, nhà hàng và các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như giao thông (đặc biệt là cảng biển phục vụ du lịch và hệ thống đường bộ đến các khu du lịch), hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, văn hoá, nghệ thuật, thể thao, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ khác... tạo sức hấp dẫn mạnh đối với du khách.
Trước hết tiến hành đánh giá một cách chính xác về số lượng, chất lượng các sản phẩm du lịch biển chính và những tiềm năng du lịch chưa được khai thác, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển có tính khả thi cao. Đánh giá phân loại các khách sạn và hệ thống các công trình phục vụ du lịch của các khu du lịch biển hiện có theo tiêu chuẩn quốc tế để có kế hoạch cải tạo.
Đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại các cơ sở hạ tầng du lịch, nhất là những khu vực sẽ phát triển đô thị trong tương lai. Có chính sách mở cửa mạnh mẽ, tăng cường liên doanh liên kết nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng thêm các khách sạn..., trong đó nâng lỷ lệ số phòng khách đạt tiêu chuẩn quốc tế lên 50%.
Mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài để xây dựng mới các khách sạn hiện đại loại 4 - 8 sao ở các khu vực trọng điểm du lịch. Ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các công trình thể dục thể thao tổng hợp, hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế.... gắn với các khu vực phát triển đô thị trong tương lai. Phát triển hệ thống
các điểm vui chơi giải trí dọc ven biển và trên đảo. Đầu tư thích đáng cho việc tôn tạo, nâng cấp và quy hoạch lại các điểm di tích lịch sử, di tích cách mạng, các di sản văn hoá... đảm bảo tiêu chuẩn của các điểm du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế.