- Phát triển du lịch biển phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển nói riêng, với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nói chung của đất nước.
3.1.2.6. Định hướng đầu tư phát triển du lịch biển Hải Phòng
Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất du lịch có chất lượng cao, đồng bộ; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo (mang đặc trưng riêng của vùng biển đảo) có khả năng cạnh tranh trên thị trường; tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách; khai thác, bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên du lịch và cải thiện môi trường du lịch. Đầu tư phát triển một số đặc sản của vùng biển Hải Phòng phục vụ khách du lịch như mật ong rừng, dê núi, cam Gia Luận, tu hài, tắc kè, các sản phẩm thuốc nam...
Trong giai đoạn đến năm 2010 ưu tiên tập trung nâng cấp và xây dựng các khách sạn hiện đại, các điểm vui chơi giải trí mới hấp dẫn; hình thành các quần thể (tổ hợp) du lịch tổng hợp: nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, điều dưỡng. Quy hoạch nhà nghỉ cuối tuần để thu hút thêm khách du lịch và tránh tình trạng quá tải có khả năng xảy ra trong tương lai đối với các cơ sở lưu trú.
Tập trung cho các dự án tôn tạo, khai thác các bãi tắm ở khu trung tâm du lịch và một số bãi tắm trên đảo; các dự án hạ tầng trực tiếp phục vụ phát triển du lịch (như các dự án xây dựng khách sạn cao cấp, mở rộng cảng du lịch, nạo vét vịnh và luồng ra vào cảng; các dự án cấp nước ngọt, xử lý chất thải, nước thải; dự án làm đường, bến du lịch...; dự án bảo tồn rừng nguyên sinh, thú hoang dã, sinh vật biển trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở đảo Cát Bà, khai thác nước khoáng nóng cho mục đích du lịch nghỉ dưỡng; tôn tạo, nâng cấp di tích, hang động, các dự án khai thác tiềm năng du lịch biển...
Khu vực ưu tiên đầu tư: đảo Cát Bà và bán đảo Đồ Sơn