Kết quả phân tích và so sánh trình tự cDNA của gen CCR

Một phần của tài liệu Phân lập Promoter của gen mã hóa cho enzyme CAD, và thieetskees vector chuyển gen mang đoạn gen mã hóa cho CCR từ cây bạch đàn URO (Trang 67 - 69)

Sau khi đã tách dòng được trình tự cDNA của gen CCR từ cây bạch đàn uro vào vector pBT, chúng tôi tiến hành đọc trình tự gen này trên hệ thống đọc trình tự tự động ABI PRIMS 3100. Tiến hành so sánh trình tự cDNA của gen CCR nhận được với cơ sở dữ liệu NCBI bằng chương trình BLAST, chúng tôi thấy rằng đoạn cDNA mà chúng tôi tách dòng được có độ tương đồng cao nhất (98%) với gen CCR tách dòng được từ cây bạch đàn gunnii

(Eucalyptus gunnii) có mã số đăng ký là X79566. Dựa trên trình tự cDNA của

gen CCR tách dòng được chúng tôi tiến hành xây dựng cây phát sinh chủng loại và độ tương đồng với 26 trình tự cDNA của gen CCR phân lập từ các loài

thực vật khác nhau bằng chương trình MEGA4 (Kuma và cộng sự, 2008), kết quả thể hiện ở hình 3.19 và phụ lục 1. Cây phát sinh chủng loại được chia làm 2 phân nhóm lớn. Phân nhóm thứ nhất bao gồm chỉ các trình tự cDNA của gen CCR phân lập được từ các loài bạch đàn và cây Vitis vinifera. Tuy nhiên trình tự cDNA của gen CCR phân lập được từ cây bạch đàn uro, gunnii và saligna lại được xếp vào phân nhóm còn lại. Kết quả này cho thấy sự đa dạng về trình tự cDNA của gen CCR giữa các loài thực vật. Mặc dù được phân lập từ cùng cây bạch đàn nhưng trình tự cDNA của gen CCR của ba loài bạch đàn nói trên lại có độ tương đồng rất khác với các loài bạch đàn khác. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tách dòng gen CCR từ cây bạch đàn uro, do đó chúng tôi đã tiến hành đăng kí trình tự này lên ngân hàng gen quốc tế với mã số là FN554865.

Hình 3.19. Kết quả dựng cây phát sinh chủng loại đoạn cDNA của gen CCR

Một phần của tài liệu Phân lập Promoter của gen mã hóa cho enzyme CAD, và thieetskees vector chuyển gen mang đoạn gen mã hóa cho CCR từ cây bạch đàn URO (Trang 67 - 69)