Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương thực hiện (Trang 55 - 58)

- Quan sát: KTV quan sát hoạt động thu chi tiền tại Công ty AB nhằm hiểu biết thực tế hoạt động thu chi tiền tại khách hàng.

2.3.2Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG THỰC HIỆN

2.3.2Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Do tính hữu ích của các bằng chứng kiểm toán thu thập được qua phân tích nên khuyến nghị các kiểm toán viên nên áp dụng thủ tục phân tích trong khi kiểm toán. Việc thực hiện phân tích ngay từ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sẽ giúp cho công ty có hướng tập trung vào các khoản mục có khả năng sai phạm cao, hạn chế lượng bằng chứng cần thu thập do dàn trải từ đó tiết kiệm được chi phí kiểm toán. Tuy nhiên thủ tục phân tích cần được các KTV có kinh nghiệm thực hiện vì nó thường phức tạp và cần có những nhận định chính xác mà các kiểm toán viên mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm có thể không nhìn nhận được. Hơn nữa, việc phân tích không nên chỉ dừng lại ở việc phân tích xu hướng và các tỷ suất đơn giản mà nên tăng các tỷ suất lên, đồng thời kết hợp với các thông tin phi tài chính để có được những nhận định đúng đắn và những phát hiện kịp thời. KTV nên kết hợp so sánh các chỉ tiêu với chỉ tiêu trung bình ngành để nắm bắt được xu hướng biến động của các chỉ tiêu phản ánh trong Báo cáo tài chính từ đó xác định được các khoản mục có nghi vấn để đi vào kiểm tra kĩ hơn.

2.3.2.2 Về phương pháp lấy thư xác nhận

Phương pháp lấy xác nhận, nhất là xác nhận số dư các khoản công nợ và tiền gửi ngân hàng được công ty sử dụng trong hầu hết các cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí thì đối với các khách hàng lâu năm và có HTKSNB tương đối tốt công ty thường sử dụng biển bản đối chiếu công nợ của công ty để làm bằng chứng kiểm toán luôn nên không tránh khỏ rủi ro gian lận. Khuyến nghị IA vẫn gửi một lượng thư xác nhận nhất định khi kiểm toán các khách hàng này để hạn chế rủi ro.

Ngoài việc gửi thư xác nhận cho các khoản mục có số dư lớn và các khoản có số dư bằng 0 công ty cũng nên gửi xác nhận đối với các khoản có số dư biến động lớn giữa các năm hoặc có số dư không lớn nhưng có biến động phát sinh nhiều trong năm.

2.3.2.3 Về phương pháp chọn mẫu

Tại IA, khi tiến hành kiểm tra chứng từ hay gửi thư xác nhận các kiểm toán viên thường tiến hành chọn mẫu theo ý muốn chủ quan của bản thân. Kiểm toán viên thường chỉ tập trung chọn các mẫu có số dư lớn, các chứng từ phát sinh tại tháng 1, tháng 12… bỏ qua các nghiệp vụ có số dư nhỏ. Điều này có thể dẫn đến rủi ro kiểm toán đối với IA, vì với việc tập trung chọn mẫu vào các số dư lớn mang tính phiến diện thì chủ yếu phát hiện ra các nghiệp vụ khai khống, nhưng đối với các gian lận có xu hướng khai giảm thì

khó phát hiện. Kết luận kiểm toán dựa vào phương pháp chọn mẫu như thế này có thể có rủi ro.

Để hạn chế mức độ rủi ro, kiểm toán viên nên kết hợp thêm phương pháp chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên để mẫu được chọn đa dạng mang tính đại diện cao hơn.

2.3.2.4 Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Khi kiểm toán, công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương cũng thường không quan tâm đến lợi ích từ việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá về HTKSNB của khách hàng là cần thiết. Nếu công ty khách hàng được đánh giá là có HTKSNB hoạt động tốt thì trong quá trình thực hiện kiểm toán sẽ giảm bớt được các thử nghiệm chi tiết, hạn chế được số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập do đó tiết kiệm được chi phí. Còn nếu đánh giá HTKSNB của công ty khách hàng hoạt động không hiệu quả tức là rủi ro kiểm soát ở mức cao thì tức là rủi ro phát hiện phải đặt ra ở mức thấp hơn để đảm bảo mức độ rủi ro kiểm toán. Khi đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần tăng lên, những nghi ngờ sai phạm cần triệt để tìm ra các bằng chứng để có thể đưa ra kết luận.

KẾT LUẬN

Đối với hoạt động của các Công ty kiểm toán, bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục không chỉ thỏa mãn hai yêu cầu về giá trị, tính đầy đủ mà còn phải được thu thập một cách có hiệu quả về chi phí. Dựa trên những bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục thu thập được trong cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính được kiểm toán. Vấn đề đó đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các kỹ thuật kiểm toán để có thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, giảm thiểu chi phí về thời gian, tiền bạc, đồng thời giảm rủi ro kiểm toán xuống mức tối thiểu.

Có thể nói việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán có tính chất quyết định tới chất lượng và thành công cuộc kiểm toán. Vì thế, trong quá trình thực hiện kiểm toán các kiểm toán viên phải biết lựa chọn kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm

toán thích hợp, vận dụng các kỹ thuật đó một cách khoa học sáng tạo cho từng nội dung kiểm toán và tiến hành theo một trình tự quy định trong quy trình kiểm toán.

Tại Công ty IA các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được BGĐ của IA rất quan tâm và được các KTV thực hiện một cách linh hoạt. Trong chuyên đề này của em đã trình bày về các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong Báo cáo tài chính do Công ty IA thực hiện và em cũng đã đưa ra một số kiến nghị của mình nhằm hoàn thiện hơn trong việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. Mặc dù vậy do hạn chế về kinh nghiệm và năng lực nên những kiến nghị của em còn đang không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của thầy cô, các anh chị trong Công ty IA để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nôi, tháng 04/ 2010 Sinh viên

Một phần của tài liệu Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương thực hiện (Trang 55 - 58)