26 Số công thực tế:

Một phần của tài liệu Kế toán quản lý tiền lương và Bảo hiểm xã hội tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng nhà và xây dựng Hà Nội (Trang 38 - 43)

II. THỰC TẾ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNGVÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ XÂY

26 Số công thực tế:

1 người lao động = người lao động x Đơn giá tiền lương (theo tháng) (theo tháng) của ngày công

26 Số công thực tế:

- Số công thực tế:

Là số ngày công làm việc trong tháng theo quy định của Luật lao động không vượt quá 26 ngày (không tính số công làm thêm)

- Lương thu nhập:

Lương TN = Giá trị công x số công thực tế

Lương sản xuất và tỷ lệ lương sản xuất được xây dựng nhằm đảm bảo công bằng và khuyến khích tập thể, cá nhân người lao động tăng năng suất, đạt hiệu quả công việc.

Giá trị công

Lương SX = x Tổng số giờ SX trong tháng x Tỷ lệ lương SX 08 giờ/ công

Tổng số giờ sản xuất trong tháng = Số công thực tế x 08 giờ/ công - Khối lao động trực tiếp: (Bảng lương 01c)

Lương SX được xây dựng băng 60- 80% lương chính

- Khối lao động gián tiếp công trường (Bảng lương 01c và 02b)

Tỷ lệ lương SX để điều chỉnh mức thu nhập của khối lao động gián tiếp công trường theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng công trình, dự án

- Bảng quy định tỷ lệ lương SX:

Khối lao động trực tiếp 60% 65% 70% 75% 80% Khối lao động gián tiếp công trường 80% 85% 90% 95% 100%

c. Lương phối thuộc:

- Là lương trả cho người lao động khi làm thêm các công việc khác ngoài chuyên môn, nhiệm vụ chính được giao mà không làm ảnh hưởng đến thời gian, hiệu quả công việc hiện đang đảm nhiệm.

- Mức lương phối thuộc được xây dựng bằng 50% lương chính. Giá trị công

Lương phối thuộc = x Số giờ phối thuộc trong tháng x 50% 08giờ/ công

d.Lương kiêm nhiệm:

Là lương trả cho người lao động nếu được công trường cùng một lúc nhiều công việc mà không phân định rõ thời gian thực hiện từng công việc cụ thể thì sẽ được hưởng mức lương cao nhất tương xứng với một trong các công việc, nhiệm vụ đó.

- Các trường hợp khác do Hội đồng tiền lương và ban Giám đốc công ty quyết định.

- Là lương được trả cho người lao động khi làm việc ngoài 208 giờ theo quy định (ứng với 26 ngày công).

Giá trị công Số giờ làm

Lương thêm giờ = x thêm x Hệ số làm thêm giờ 08giờ/công trong tháng

Lương chính (lương KH) Giá trị công =

26

- Số giờ làm thêm trong tháng = Tổng số giờ làm việc trong tháng – 208 ngày Nhưng không quá 04 giờ/ tháng, 200giờ/ năm.

-Hệ số làm việc thêm giờ được tính như sau:

+ Vào ngày thường, được trả lương bằng 150% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.

+ Vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ được trả bằng 200% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.

+ Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm thì công ty chỉ trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.

+ Nếu làm việc vào ban đêm (từ 22giờ đến 6 giờ) thì được trả thêm 30% tiền lương làm việc vào ban ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy định các chức danh sau không được tính lương thêm giờ:

+ Các chức danh trong bảng lương 02A- Lương giám đốc, 01B- Lương khối quản lý và các chức danh khối văn phòng công ty thuộc bảng lương 02B- Lương khối lao động gián tiếp, không được tính công thêm giờ.

+ Chức danh Trưởng, phó bộ phận thi công trực tiếp tại công trường và các chức danh còn lại thuộc bảng lương 02B- Lương khối lao động gián tiếp, được tính vào ngày công làm việc thêm giờ ngoài 208 ngày công, nhưng không áp dụng hệ số làm thêm (có nghĩa là hệ số làm thêm bằng 100%).

f. Lương biệt phái

Lương biệt phái được áp dụng đối với cán bộ, nhân viên công ty làm việc tại khối văn phòng công ty khi được điều đi công tác biệt phái tại các công trường, thời gian từ 2 tháng trở lên (dưới 2 tháng chỉ coi là đi công tác).

Công thức tính lương biệt phái:

Lương cơ bản x (1+ các hệ số phụ cấp) + Tiền ăn

Lương TN = x Số công thực tế 26 ngày công

+ Các khoản thưởng – Các khoản khấu trừ Trong đó:

+ Lương cơ bản: Giữ nguyên theo lương cơ bản hiện tại đang hưởng. + Các khoản phụ cấp: Hưởng theo phụ cấp tại khu vực đến công tác. + Số công thực tế: áp dụng theo cách tính công thực tế tại công trường. -Phương pháp trả lương biệt phái:

+ Cán bộ, nhân viên được cử đi công tác biệt phái phải có quyết định của Giám đốc công ty mới được tính lương.

+ Trường hợp không có quyết định cử cán bộ, nhân viên đi công tác biệt phái tại các công trường thì không được hưởng lương theo quy định và Trưởng phòng quản lý chịu trách nhiệm đối với cán bộ, nhân viên của mình.

+ Ban quản lý dự án, chỉ huy trưởng các công trình, các tổ đội thi công có trách nhiệm chấm công và trả lương cho cán bộ và nhân viên được cử đến công tác biệt phái tại công trường.

+ Thời gian cử đi công tác được tính lương biệt phái từ trên 2 tháng dưới 12 tháng. Từ 12 tháng trở lên phải ra quyết định điều động, không được tính lương biệt phái.

+ Không áp dụng các hệ số phụ cấp biệt phái cho cán bộ, nhân viên khối công trường về công tác tại văn phòng Hà Nội.

-Các chế độ khác:

+Cán bộ, nhân viên trong thời gian đi công tác biệt phái tại công trường, hàng quý vẫn được xét điều chỉnh, tăng lương (nếu đủ điều kiện) tại khối văn phòng công ty hoặc khối văn phòng các đơn vị thành viên, nơi điều động đi công tác biệt phái.

làm việc.

+ Các chế độ khác được hưởng theo quy chế lao động tiền lương và các quy định khác hiện hành.

g. Lương chờ việc

- Chờ việc ngắn hạn tại dự án, chờ việc tại nhà có thời hạn (dưới 01 tháng):

+ Cán bộ công nhân viên được giao làm những công việc có tính chất liên tục, lâu dài mà do điều kiện khách quan tại một thời điểm nhất định không thể triển khai thực hiện được, Ban quản lý dự án có thể bố trí làm một công việc khác phù hợp, hoặc giải quyết cho nghỉ chờ việc tại dự án, hoặc giải quyết cho nghỉ chờ việc tại nhà có thời hạn và được trở lại làm việc ngay sau khi điều kiện làm việc cho phép.

+ Nghỉ chờ việc ngắn hạn tại dự án và nghỉ chờ việc tại nhà có thời hạn được hưởng các quyền lợi sau:

Lương cơ bản x các hệ số phụ cấp

Lương = x Số công nghỉ + Các khoản 26 ngày công chờ việc thưởng (nếu có) - Chờ việc dài hạn- nghỉ không lương ( từ 01 tháng trở lên):

+ Cán bộ công nhân viên được giao làm những công việc có tính chất thời vụ hoặc do điều kiện khách quan mà công việc đó không thể tiếp tục thực hiện được trong một thời gian dài (từ 01 tháng trở lên), Ban quản lý dự án có thể tạm thời bố trí làm việc khác phù hợp hoặc giải quyết cho nghỉ chờ việc không hưởng lương, người lao động phải tự chịu trách nhiệm về các hành vi của mình trước pháp luật.

+ Nghỉ chờ việc dài hạn- nghỉ không lương được hưởng các quyền lợi sau:

. Lương: Không được hưởng lương trong thời gian nghỉ chờ việc. Ngạch lương và các bậc lương được giữ nguyên để áp dụng khi tiếp tục đi làm.

. Được ưu tiên bố trí công việc khi có điều kiện.

. Quyền lợi khác (nếu có): Được hưởng theo chế độ đãi ngộ của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

h. Các khoản thưởng

Thưởng các ngày lễ, Tết: Theo quyết định của Giám đốc trong từng thời kỳ.

j. Phụ câp thâm niên

Người lao động làm việc liên tục tai công ty đủ 3 năm sẽ được tính phụ cấp thâm niên

là 5% lương cơ bản/ tháng, cứ mỗi năm tiếp theo cộng thêm 1%.

Một phần của tài liệu Kế toán quản lý tiền lương và Bảo hiểm xã hội tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng nhà và xây dựng Hà Nội (Trang 38 - 43)