Đánh giá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.PDF (Trang 39)

1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN

2.3.3.1.Đánh giá doanh nghiệp

Các doanh nghiệp này có một đặc điểm khá trùng lặp là có số vốn điều lệ rất thấp

so với trước khi IPO, cụ thể Bảo Việt 1800 tỷ sau khi IPO là 6800 tỷ, VCB là 4300 tỷ sau

khi IPO là 15.000 tỷ, Sabeco 2200 tỷ sau khi IPO là 6400 tỷ. Với số vốn điều lệ bỗng

nhiên lớn như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đương nhiên giảm, tỷ số P/E (giá/thu nhập

mỗi cổ phần) sẽ rất cao nếu so sánh với tỷ số P/E của các cổ phiếu Bluechip tốt đang giao

dịch trên sàn HOSE và HASTC. Giá đấu bình quân của Bảo Việt 71000 tương ứng P/E là 140 lần, giá VCB là 107.800 tương ứng P/E 87 lần và Sabeco dự kiến ban đầu bình quân

là 71.000 tương ứng P/E là 53 lần. Đại diện các doanh nghiệp giải thích: Sở dĩ vốn điều lệ

có sự điều chỉnh lên như vậy là do tổ chức tư vấn nước ngoài xác định lại giá trị doanh

nghiệp, đó là số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và qui mô của doanh nghiệp cần phải

có một số vốn lớn như vậy để thích ứng với tình hình mới. Nhưng ngay cả như VCB

cũng chỉ nói chung chung chứ họ cũng không đưa được dữ liệu cụ thể chứng minh tổ

chức nước ngoài nào tư vấn cho họ về giá trị doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán là nơi mà giá cổ phiếu phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư về tương lai của doanh nghiệp đó, nếu VCB giữ nguyên số vốn điều lệ 4.300tỷ, lợi

nhuận 2000 tỷ thì giá 107.800đ P/E tương ứng là 23,1 lần, nếu giữ số vốn này khả năng

VCB có thể sẽ đạt giá đấu 150.000đ hoặc cao hơn, và hơn nữa với giá đấu cao như vậy sẽ có tác động rất tốt tới thị trường. Với số vốn 4.300 tỷ khả năng tăng vốn là rất lớn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.PDF (Trang 39)