II. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP.
1. Tích cực, tìm kiếm, điều tra về các dự án.
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Việc tìm kiếm điều tra về các gói thầu chuẩn bị mời thầu mang lại lợi ích rất to lớn cho Công ty, cho phép công ty có thể tham gia được nhiều cuộc đấu thầu hơn, từ đó có thể:
+ Biết được năng lực, khả năng hiện tại của mình, sức mạnh và uy tín của Công ty trong tình trạng như thế nào.
+ Tích luỹ được một số kinh nghiệm cho công ty nhất là về lĩnh vực lập hồ sơ dự thầu:
+ Tăng cường khả năng thắng thầu cho Công ty, từ đó tạo thêm uy tín trên thị trường xây dựng.
Việc điều tra các gói thầu cho phép Công ty có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về các gói thầu chuẩn bị mở thầu từ đó có thể:
+ Biết được người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư tổng vốn đầu tư.. để có mối quan hệ tốt với những người này.
+ Biết được cụ thể, chi tiết các yêu cầu của công trình, hạng mục công trình để có sự lựa chọn bộ trí thích hợp các năng lực trong hồ sơ dự thầu.
Biết được số lượng tgên các nhà thầu để có chiến lược cạnh tranh thích hợp.
1.2. Phương thức tiến hành.
a. Đối với việc tìm kiếm các gói thầu.
Công ty phải cử người luôn luôn tích cực theo dõi các loại báo tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng để tìm hiểu kế hoạch đầu tư của nhà nước và các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Để tạo cho các doanh nghiệp nhanh chóng tìm được các công trình, đối tác kinh doanh, mở rộng và tiếp cận thị trường các phương tiện thông tin đại chúng sẽ đăng tải giới thiệu các dự án đầu tư gần đây nhất. Bao gồm các nội dung: tên dự án, nội dung và mục tiêu của dự án địa điểm của dự án, chủ đầu tư và vốn đầu tư của dự án.
Nhiệm vụ của người này là phải theo sát các báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng để:
+ Phát hiện các dự án đầu tư trong nước và theo sát các dự án này cho đến khi mở thầu.
+ Phát hiện các thông tin thông báo mời dự sơ tuyển và mời thầu một cách sớm nhất có thể Công ty tổ chức lập hồ sơ dự thầu một cách hoàn chỉnh.
Ngoài ra Công ty cũng phải giữ mối quan hệ lâu dài , giữ uy tín tốt đối với các cơ quan nhà nước, địa phương có thẩm quyền để khai thác nguồn thông tin về các dự án đầu tư xây dựng.
b. Đối với việc điều tra dự án.
Sau khi phát hiện các dự án, gói thầu chuẩn bị mở thầu thì Công ty cử các cán bộ, kỹ sư đi điều tra khảo sát kỹ hơn sau hơn để đảm bảo tính hiệu quả và khả năng thắng thầu.
- Điều tra kỹ hơn về chủ đầu tư để đánh giá chính xác: thuộc các chính quyền nào trong nước hay ngoài nước tư nhân hay nhà nước khả năng của chủ đầu tư ra sao (vốn).
- Điều tra kỹ hơn về địa điểm công trình.
+ Tìm hiểu cụ thể về địa thế công trình (mặt bằng thi công).
+ Xem xét kỹ về các điều kiện tự nhiên ở chân công trình. Địa chấg và thuỷ văn.
-Điều tra kỹ về yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ của công trình. + Tiến độ thi công đã thích hợp chưa.
+ Các thông số kỹ thuật ra sao. + Chất lượng công trình như thế nào?
1.3. Điều kiện khi thực hiện biện pháp.
- Phải dành ra một khoản chi phí nhất định cho việc thực hiện pháp một cách liên tục.
- Phải tổ chức ra một bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trường xây dựng, hay còn gọi là công tác marketing. Công tác marketing trong XDCB cho đến nay vẫn chưa được định hình một cách cụ thể ở bất kỳ một doanh nghiệp xây dựng nào ở
nước ta. Các doanh nghiệp tuỳ theo cách nhận thức của mình mà tổ chức hoạt động marketing.
- Trên thực tế hiện nay, trong Công tác marketing XDCB tồn tại một số hoạt động ngầm mà luật pháp không cho phép, nhưng các doanh nghiệp vẫn tìm mọi cách để thực hiện. Mức độ thực hiện của các hoạt động này tuỳ thuộc vào quy mô,tầm vóc, mối quan hệ với các cấp, các ngành và đặc biệt là tuỳ thuộc vào giá trị của dự án.
Công tác marketing của doanh nghiệp đảm nhận những hoạt động chủ yếu sau: + Thu thập, tìm hiểu các thông tin về các dự án đấu thầu được phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mối quan hệ riềng với các đối thủ.
+ Thu thập các thông tin về tình hình biến động giá cả thị trường để có biện pháp điều chỉnh giá dự thầu, giá trị dự thầu kịp thời.
+ Thu thập và nghiên cứu thông tin về các đối thủ cạnh tranh: năng lực, phương pháp tính giá, điểm mạnh điểm yếu...
+ Tìm hiểu các thông tin về chủ đầu tư.
+ Nghiên cứu tình hình cung cấp nguyên vật liệu.
+ Đề ra chiến lược tranh thầu phù hợp nhờ sự phân tích đánh giá các hoạt động trên.
1.4. Hiệu quả của biện pháp.
Thông qua bộ phận marketing công ty sẽ nắm bắt được các thông tin có liên quan tới quá trình đấu thầu của mình qua đó đưa ra được các giải pháp thích hợp nhằm cao khả năng thắng thầu của Công ty.
Mặt khác nhờ có bộ phận này, Công ty sẽ hoạt động có trọng điểm vì luôn xác định được lĩnh vực sở trường của mình tránh phát triển thiếu định hướng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, Công ty sẽ học hỏi được kinh nghiệm của các nhà thầu khác. Trong và ngoài nước để rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo. Bên cạnh đó Công ty cũng sẽ mở rộng được thị trường, phát triển ra nhiều vùng khác nhau, quy mô lớn tạo công ăn việc làm và thu nhập cho CBCNV trong Công ty.