Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp ở Công ty cầu 14.doc (Trang 87 - 92)

III. CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

2.4.Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể:

2. Phương pháp định lượng khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng:

2.4.Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể:

Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, doanh nghiệp cần khẩn trương nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình và dự đoán các đối thủ cạnh tranh, để xác định trạng thái trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó. Cuối cùng tính toán chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau:

TH = ∑ = n i 1 Ai. Pi Trong đó: TH: là chỉ tiêu tổng hợp

n: số chỉ tiêu trong danh mục ứng với trạng thái của nó. Ai: số điểm của chỉ tiêu thứ i

2.5. Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định: Khả năng thắng thầu được xác định:

K= x 100%. Trong đó:

K: là khả năng thắng thầu tính bằng (%) TH: điểm tổng hợp tính cho gói thầu

M: mức điểm tối đa trong thang điểm được dùng.

Nếu tất cả các chỉ tiêu ở trạng thái trung bình, thì khả năng thắng thầu là 50%. Nếu khả năng thắng thầu nhỏ hơn 50% thì doanh nghiệp không nên tham gia gói thầu đó.

Sau đây là ví dụ minh hoạ cho phương pháp chỉ tiêu tổng hợp:

Giả sử doanh nghiệp xây dựng X đã xây dựng một danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của doanh nghiệp với mức thang điểm 5 bậc như sau:

STT Chỉ tiêu Thang điểm và trạng thái

4 3 2 1 0

1 Mục tiêu lợi nhuận rất thấp thấp trung bình cao rất cao 2 Khả năng đáp ứng

các yêu cầu kỹ thuật

rất cao cao trung bình thấp rất thấp

3 Mức độ quen thuộc với gói thầu

rất cao cao trung bình thấp rất thấp

4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công

rất cao cao trung bình thấp rất thấp

5 Năng lực thi công rất cao cao trung bình thấp rất thấp 6 Đánh giá về đối

thủ cạnh tranh

rất yếu yếu trung bình mạnh rất mạnh

1 2 3 4 5 6

Khi gói thầu xuất hiện doanh nghiệp X đã phân tích, xác định trạng thái của các chỉ tiêu và tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu này như sau:

STT Chỉ tiêu Trọng số Điểm Trạng thái Kết quả

1 Mục tiêu lợi nhuận 0,3 2 trung bình 0,6

2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật

0,2 4 rất cao 0,8

3 Mức độ quen thuộc với gói thầu

0,15 2 trung bình 0,3

4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0,05 3 cao 0,15

5 Năng lực thi công 0,1 4 rất cao 0,4

6 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh

0,2 1 mạnh 0,2

Tổng số điểm tính toán 2,45

Khả năng thắng thầu với gói thầu này: K = .100% = 61,25%

Trên đây là ví dụ đơn giản minh hoạ cho nội dung phương pháp trong thực tế khi sử dụng doanh nghiệp cần phải chi tiết hoá chỉ tiêu hơn nữa để kết quả mang tính chính xác hơn khi áp dụng.

Rõ ràng, phương pháp này đã lượng hoá được sự ảnh hưởng của các nhân tố cần xem xét và cho phép doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phản ứng nhanh khi ra quyết định đấu thầu. Đây là phương pháp có tính khả thi cao. Phương pháp này vừa dùng cho việc ra quyết định trước khi lập phương án và chiến lược cạnh tranh vừa dùng cho việc ra quyết định trước khi nộp hồ sơ dự thầu. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý tính đúng đắn của từng chỉ tiêu và tầm quan trọng của nó. Để tránh bỏ lỡ cơ hội hoặc gây thiệt hại do việc đưa ra quyết định sai, doanh nghiệp cần có biện pháp đảm bảo độ tin cậy của thông tin và phân tích cẩn thận trạng thái của các chỉ tiêu ngay từ vòng ra quyết định thứ nhất. Cũng không nên quá trọng tâm vào phương pháp này khi ra quyết định dự thầu (bởi đây chỉ là phương pháp lượng hoá

giúp cho doanh nghiệp ra quyết định tranh thầu theo quan điểm đánh giá của họ) mà doanh nghiệp còn phải dựa vào những tiêu chí khác để ra quyết định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp ở Công ty cầu 14.doc (Trang 87 - 92)