- Đối chiếu lô hàng nhập cuối cùng vơi tài khoản phải trả thương mại và số hàng tồn kho.
3.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán.
hàng – thanh toán.
Chu trình mua hàng – thanh toán có vai trò quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp. Kết quả của chu trình này ảnh hưởng trực tiếp tới giai đoạn sản xuất và chi phí cho hoạt động mua hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Do đó dưới góc độ quản lý chu trình này có một vai trò hết sức quan trọng.
Theo quan điểm của KTV chu trình mua hàng – thanh toán là đối tượng của kiểm toán khi kiểm toán BCTC. Kết quả kiểm toán của chu trình ảnh hưởng tới kết quả chung của cuộc kiểm toán. Do đó đòi hỏi công tác kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán không chỉ dừng lại ở việc phát hiện sai sót mà phải đưa ra được các ý kiến mang tính chất tư vấn cho doanh nghiệp trên giác độ quản lý. Đây là mục tiêu mà các nhà quản lý mong muốn từ các KTV. Với vai trò quan trọng như vậy có thể thấy việc hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán là không thể bỏ qua. Chương trình kiểm toán báo cáo tài chính do AVA thực hiện là khá hữu hiệu, cung cấp một phương pháp làm việc hiệu quả cao đây chính là một thế mạnh của công ty.
Qua những bài học kinh nghiệm ở trên có thể thấy rằng đây là một quy trình kiểm toán tốt mà các công ty kiểm toán khác nên tham khảo và học hỏi. Song bên cạnh những ưu điểm đáng chú ý ở trên quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán tại AVA vẫn còn những điểm lưu ý sau :
- Thứ nhất là tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng chưa được kỹ càng.
- Thứ hai là vấn đề KTV không kiểm tra giá trị hàng mua một cách đúng mức.
- Thứ ba là việc nên áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công việc kiểm toán được tốt hơn.
3.2.1.Vấn đề tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng.
Đây là một vấn đề quan trọng liên quan đến việc đánh giá rủi ro kiểm soát, lựa chọn phương pháp tiếp cận kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán. Cụ thể khi mà các KTV thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ không có hiệu lực tức là rủi ro kiểm soát cao thì phương pháp tiếp cận kiểm toán sẽ chủ yếu là sử dụng
các thủ tục kiểm tra chi tiết. Ngược lại khi rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp thì phương pháp tiếp cận kiểm toán thì phương pháp kiểm toán là áp dụng một số lượng lớn các thủ tục kiểm soát.
Trong quá trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát của công ty khách hàng, các KTV của AVA thường sử dụng bảng tường thuật và bảng phân tích soát xét hệ thống KSNB. Bảng tường thuật là một văn bản mô tả về cơ cấu KSNB của khách hàng. Việc sử dụng bảng này đôi khi gây khó khăn cho người đọc trong việc hình dung một cách chi tiết các công đoạn và các thủ tục kiểm soát sử dụng trong các công đoạn đó. Theo ý kiến của em cần có các lưu đồ kèm theo trong việc mô tả hệ thống KSNB bởi vì việc sử dụng các lưu đồ kèm theo sẽ giúp cho người xem dễ dàng hình dung hơn nếu chỉ có sự mô tả bằng từ ngữ. Bảng phân tích soát xét là hệ thống các câu hỏi được soan thảo theo mấu căn cứ theo các mục tiêu của hệ thống KSNB. Việc sử dụng bảng này sẽ giúp KTV có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Nhưng nhược điểm là do thiết kế chung chung nên không phù hợp với mọi loại hình công ty do đó nên kết hợp việc sử dụng cả bảng mô tả tường thuật, bản phân tích soát xét, lưu đồ và các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
3.2.2.Kiểm tra giá trị hàng mua một cách đúng mức.
Đối với các đơn vị khách hàng, hàng mua ngoài có thể có giá trị cao hơn so vơi thực tế đẫn tới hiện tuợng có sự gian lận trong công tác mua hàng. Đó là sự thông đồng của bộ phận mua hàng và nhà cung cấp. Việc phát hiẹn các gian lận này không thuộc trách nhiệm trực tiếp của KTV bởi căn cứ để KTV đưa ra kết luận là các chứng từ gốc, KTV không chịu trách nhiệm phát hiện những gian lận nằm ngoài phạm vi kiểm toán. Tuy nhiên để bảo vệ lợi ích của khách hàng cũng như đối với việc tư vấn cho khách hàng về điều này.
Để đánh giá trung thực giá trị của hàng hoá mua vào KTV có thể tham khảo các mặt hàng cùng loại trên thị trường hoặc nhờ các chuyên gia về lĩnh vực này xác minh.
3.2.3.Việc áp dụng công nghệ thông tin tại AVA.
Để thực hiện tốt hơn nữa công việc kiểm toán cũng như đẩy mạnh tiến độ thời gian trong các cuộc kiểm toán thì công ty AVA nên có một phần mề kiểm toán chuyên dụng. Việc này giúp cho KTV hoàn thành tốt hơn công việc của mình và cho chất lượng cuộc kiểm toán được tốt hơn. Bên cạnh đó nó còn tạo sự cạnh tranh cho AVA với các công ty kiểm toán khác.
Trên đây là một số ý kiến nhằm hoàn thiện chu trình kiểm toán mua hàng – thanh toán. Tuy nhiên những kiến nghị này chỉ xuất phát từ việc đánh giá công tác kiểm toán của công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) tại khách hàng cụ thể là tại hai công ty A và B nên có thể chưa bao quát toàn bộ các cuộc kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán của công ty. Hơn nữa việc thực hiện các giải pháp này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố chủ quan, khách quan trong các cuộc kiểm toán mà AVA thực hiện.
KẾT LUẬN
Hoạt động kiểm toán ở Việt Nam tuy mới chỉ thực sự phát triển trong hơn 10 năm trở lại đây song cũng đã phần nào hình thành trong nhận thức của mọi người về vị trí và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy là một kiểm toán viên tương lai em nhận thức được vai trò của mình phải nắm chắc những kiến thức cơ bản về nền kinh tế nói chung và ngành kiểm toán nói riêng.
Thông qua một thời gian thực tập tại công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) em đã tìm hiểu một số vấn đề về tổ chức quản lý của công ty cũng như công tác hoạt động kế toán, kiểm toán và các hoạt động khác của công ty. Hơn thế nữa em còn được đi thực tế kiểm toán tại đơn vị khách hàng để tìm hiểu về những vấn đề em đã được học.
Em xin cảm ơn thầy giáo và các anh chị trong công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp này. Em xin chúc công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam ngày càng không ngừng phấn đấu để trở thành một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam.