CPDP Trường Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ (Trang 65 - 72)

- TK 11 2 Tiền gửi ngân

CPDP Trường Thọ

PHẨM TẠI CHI NHÁNH

CPDP Trường Thọ

Trường Thọ

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hóa, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển hết 1 lần vào giá trị sản phẩm. Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ... được xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất ra sản phẩm như: Bạch linh củ, Cát cánh, Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Ma hoàng, Ngũ vị tử, acid Benzoic.... Chi phí NVL là 1 khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí

sản xuất, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm. Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, Chi phí NVL trực tiếp được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất và bao gồm các chi phí sau: - NVL chính: chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí NVL trực tiếp, cấu thành nên thành phần chính của sản phẩm sản xuất như: các loại thảo dược

cánh, Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Ma hoàng, Ngũ vị tử....), các loại hóa chất (acid Benzoic...) ... Định mức về NVL chính trong chi phí sản xuất sản phẩm đối với ngành Dược được Bộ y tế quy định định mức NVL chính. - NVL phụ: là những NVL không làm nên thực thể của sản phẩm nhưng lại không thể thiếu đê đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất như:

vải phin lọc, chổi cước, silicagel, parafin cục ... Định mức NVL phụ do phòng Đảm bảo chất lượng xây dựng đối với từng

loại sản phẩm.

2.3.1.2Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Hiện nay chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ quản lý NVL theo cả chỉ tiêu giá trị lẫn chỉ tiêu hiện vật. Giá trị ghi sổ của NVL nhập kho được tính theo công thức:

Giá thực tế của NVL nhập kho

Giá mua trên hóa đơn: Là giá đã trừ đi chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng mua được hưởng

Chi phí thu mua: Gồm các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bao bì .... Đơn giá NVL nhập

kho =

Giá thực tế của vật liệu nhập kho Số lượng NVL nhập kho

Giá trị NVL xuất kho được tính theo phương pháp Nhập trước - Xuất trước, theo phương pháp này, số vật liệu nào nhập kho trước thì sẽ được xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, giá

thực tế của vật liệu nhập kho trước sẽ là giá thực tế của vật liệu xuất kho trước. Do đó, giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu nhập kho sau cùng.

Giá trị NVL xuất dùng = Số lượng NVL xuất dùng x Đơn giá NVL xuất kho

2.3.1.3Tài khoản sử dụng

Do đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ là từng phân xưởng sản xuất nên chi phí NVL trực tiếp cũng được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất.

TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” được chi tiết thành 3 TK cấp 2 như sau: - TK 6211: Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng Đông dược

- TK 6212: Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng Thực phẩm chức năng. - TK 6213: Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng GMP-WHO

Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, NVL sử dụng cho sản xuất gồm nhiều chủng loại với các chức năng biệt dược khác nhau, được mã hóa theo từng nhóm để tiện theo dõi và kiểm tra. Do đó TK 152 - Nguyên vật liệu được mở chi tiết thành 8 tài khoản cấp 2 như sau:

- TK 1521: Nguyên vật liệu chính - TK 1522: Nguyên vật liệu phụ - TK 1523: Nhiên liệu

- TK 1524: Phụ tùng thay thế

- TK 1525: Vật liệu và thiết bị xây dựng - TK 1526: Thiết bị xây dựng cơ bản - TK 1527: Phế liệu thu hồi

- TK 1528: Vật liệu khác.

2.3.1.4Chứng từ sử dụng

Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, để kế toán chi phí NVL trực tiếp, đơn vị sử dụng các sổ sách và chứng từ sau đây:

- Phiếu nhập kho: Biểu số 2.1

- Bảng tổng hợp hàng xuất: Biểu số 2.3

- Sổ chi tiết TK 621: Biểu số 2.4

- Bảng phân bổ chi phí NVL:Biểu số 2.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảng kê số 4: Biểu số 2.6

- Nhật ký chứng từ số 7: Biểu số 2.7

- Sổ Cái TK 621: Biểu số 2.8

2.3.1.5Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, nguyên vật liệu được sử dụng cho sản xuất là các loại bột, biệt dược, tá dược... rất đa dạng về chủng loại, nhiều loại được nhập khẩu từ nước ngoài nên có giá thành cao. Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí NVL, đơn vị sử dụng “Phiếu xuất vật tư theo hạn mức”.

“Phiếu xuất vật tư theo hạn mức” do phòng Kế hoạch – Cung ứng lập làm 3 liên.

liên 1 lưu tại phòng Kinh doanh, liên 2 lưu tại thủ kho, liên 3 giao cho phân xưởng sản xuất. Khi có nhu cầu vật tư, cán bộ phân xưởng mang phiếu này xuống kho để thủ kho ghi số lượng NVL thực xuất. Cuối tháng (hoặc khi hết hạn mức), thủ kho thu lại phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức của các phân xưởng và tính ra tổng số vật tư đã lĩnh, số hạn mức còn lại và ký vào cả 2 liên. Sau đó thủ kho sẽ trả lại cho phân xưởng sản xuất 1 liên và chuyển cho kế toán NVL 1 liên để ghi sổ

Khi phát sinh các nghiệp vụ nhập - xuất nguyên vật liệu, thủ kho lập “Phiếu nhập

kho”, “Phiếu xuất kho theo hạn mức”. Các chứng từ này được chuyển lên cho kế toán

NVL để ghi “sổ chi tiết vật tư”. Sau khi đối chiếu sổ chi tiết vật tư với thẻ kho do thủ kho lập, kế toán lập ra “Bảng tổng hợp hàng xuất” chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất và từng loại NVL xuất dùng.

Tại các phân xưởng sản xuất, các nhân viên kinh tế phân xưởng sẽ theo dõi chi tiết chi phí NVL trực tiếp cho từng sản phẩm thông qua việc mở sổ chi tiết cho từng loại sản phẩm được sản xuất tại phân xưởng của mình.

Căn cứ vào “Bảng tổng hợp hàng xuất”, “Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức” và các chứng từ khác có liên quan, kế toán NVL tổng hợp giá trị của từng loại vật tư xuất trong tháng lập “Bảng phân bổ NVL” chi tiết cho từng bộ phận sử dụng. Từ các số liệu trên

“Bảng phân bổ NVL”, kế toán vào “Bảng kê số 4” (Ghi nợ TK 621) rồi vào “Nhật ký

Biểu số 2.1

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ (Trang 65 - 72)