- TK 11 2 Tiền gửi ngân
BẢNG KÊ SỐ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Năm 2008 Ghi Có các TK đối ứng Nọ với TK này T1 T2 ... T10 T11 T12 Cộng 1521 9.625.234.637 1522 229.936.848,9 Cộng phát sinh Nợ 9.855.171.486 Cộng phát sinh Có 9.855.171.486
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Biểu số 2.10
CHI NHÁNH CÔNG TY CPDP TRƯỜNG THỌ
Lô M1, Đường N2, KCN Hòa Xá, Nam Định
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6211
Năm 2008
Bộ phận: Phân xưởng Đông Dược
Ghi Có các TK đối ứng Nọ với TK này T1 T2 `... T10 T11 T12 Cộng 1521 9.255.862.455 1522 211.321.509,3 Cộng phát sinh Nợ 9.467.183.964 Cộng phát sinh Có 9.467.183.964 Dư cuối tháng Nợ Có
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký tên) (Ký tên)
2.3.2Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.3.2.1Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp cũng như chi phí NVL trực tiếp là các yếu tố cơ bản cấu thành nên chi phí sản xuất sản phẩm. Chi phí này là các khoản thù lao phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: các khoản lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, thưởng sản phẩm và các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ. Việc quản lý nhân sự và thực hiện các chính sách nhân sự là điều rất cần thiết trong doanh nghiệp, nó tạo ra hiệu quả trong sử dụng nguồn lực con người. Trong các chính sách nhân sự thì chính sách lương thưởng có một vai trò rất quan trọng. Việc trả lương thỏa đáng cho người lao động sẽ khuyến khích họ tích cực làm việc góp phần nâng cao năng suất lao động. Đồng thời một chính sách lương thỏa đáng cũng sẽ giúp đơn vị có và giữ được những công nhân có tay nghề trình độ cao gắn bó lâu dài.
Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, để phát huy năng lực của người lao động cũng như thúc đẩy hiệu quả làm việc của họ, đơn vị hiện đang áp dụng 2 hình thức trả lương là: trả lương theo thời gian lao động và trả lương theo sản phẩm.
Đối với nhân viên khối văn phòng và lao động gián tiếp, lương được trả theo hình thức trả lương theo thời gian lao động. Tiền lương của họ được tính theo thời gian làm việc thực tế và được tính theo công thức:
Tiền lương
thời gian = Hệ số cấp bậc x Mức lương tối thiểu x
Số ngày làm việc thực tế Đối với các công nhân lao động trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất: phân xưởng Đông dược, phân xưởng Thực phẩm chức năng... đơn vị hiện đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Lương sẽ được trả theo số lượng sản phẩm sản xuất ra và đơn giá cho một đơn vị sản phẩm.
Tổng tiền lương
theo sản phẩm = Tổng số sản phẩm sản xuất x
Đơn giá tiền lương 1 sản phẩm Đơn giá tiền lương một sản
phẩm =
Đơn giá tiền lương một giờ công Số sản phẩm định mức một giờ Đơn giá tiền lương một giờ
công =
Lương cấp bậc
Tổng số giờ làm việc theo quy định
Ngoài mức lương đang được hưởng, các cán bộ công nhận viên còn được hưởng một lọai lương gọi là lương “độc hại”. Mức lương này chia làm 3 loại:
- Mức một: Là mức độc hại nhẹ nhất, thường là công việc ít tiếp xúc với hóa chất như: tổ cắt ống, tổ xấy, ... Đơn giá độc hại mức một là: 4.000đ/ngày công.
- Mức hai: thường những công việc chuẩn bị ban đầu, phải tiếp xúc với hóa chất nhưng ít chịu ảnh hưởng. Đơn giá độc hại mức hai là : 6.000đ/ngày công.
- Mức ba: Là mức độc hại cao nhất, thường là những công việc pha chế các lọai thuốc. Đơn giá độc hại mức ba là: 10.000 đ/ngày công.
Việc tính lương của công nhân sản xuất được kế toán lương căn cứ vào Bảng chấm công, bảng theo dõi sản phẩm hoàn thành. Lương được tính riêng cho từng phân xưởng sản xuất.
Thu nhập của một công nhân được tính như sau:
1CN hàng tháng
cơ bản 1
CN phẩm độc hại ăn ca BHXH BHYT
Chi phí nhân công trực tiếp được tính theo công thức sau: CP NCTT = Lương thực tế + Các khoản phụ cấp + Các khoản khác + BHXH + BHYT + KPCĐ Trong đó:
- Lương thực tế là tổng số tiền lương thực tế của công nhân tính theo thời gian lao động hoặc sản phẩm
- Các khoản phụ cấp: Lương độc hại, phụ cấp trách nhiệm,.. - Các khoản khác: Thưởng sản phẩm
- BHXH, BHYT được trích trên lương cơ bản của công nhân viên, còn KPCĐ được trích 2% trên thu nhập thực tế của công nhân viên tại chi nhánh.
Việc trả lương cho nhân viên của đơn vị được tiến hành trả thành 2 kỳ Kỳ 1: trả vào ngày 12 hàng tháng, trả 50% lương cơ bản
Kỳ 2: trả vào ngày 15 tháng sau, trả nốt tiền lương còn lại và tiền ăn ca (sau khi đã trừ các khoản phải trích nộp theo quy định)
Kỳ 3: trả vào ngày 25 tháng sau, trả các khoản thưởng sản phẩm độc hại
2.3.2.2Tài khoản sử dụng
Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất, do đó Tài khoản 622-Chi phí nhân công trực tiếp được mở chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2 như sau:
- TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng Đông dược
- TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởngThực phẩm chức năng - TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng GMP-WHO
2.3.2.3Chứng từ sử dụng
Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, đơn vị sử dụng các chứng từ sổ sách sau đây:
- Bảng chấm công .
- Bảng thanh toán lương và BHXH Biểu số 2.14
- Thưởng sản phẩm Biểu số 2.12
- Lương độc hại Biểu số 2.13
2.3.2.4Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại các phân xưởng sản xuất, các nhân viên kinh tế, các quản đốc phân xưởng, tổ trưởng tổ sản xuất theo dõi thời gian làm việc, kết quả làm việc của các công nhân trong tổ sản xuất của phân xưởng mình và ghi vào bảng chấm công, bảng theo dõi sản phẩm hoàn thành. Kế toán lương căn cứ vào Bảng chấm công, bảng theo dõi sản phẩm hoàn thành theo từng phân xưởng sản xuất, lập Bảng thanh toán lương và BHXH, thưởng sản phẩm, Lương độc hại cho từng phân xưởng sản xuất.
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng thanh toán lương và BHXH, kế toán lương lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ghi chi tiết chi phí lương tại từng phân xưởng sản xuất. Sau đó, kế toán lương chuyển cho kế toán giá thành làm cơ sở tính giá thành cho sản phẩm sản xuất. Đây là căn cứ để ghi vào Bảng kế số 4. Từ Bảng kê số 4, kế toán giá thành ghi vào Nhật ký chứng từ số 7, sau đó kế toán tổng hợp lên sổ cái TK 622.
Ví dụ:Tính lương của anh Trương Tuấn Long ở phân xưởng Đông dược trong tháng 10 năm 2008 như sau:
Mức lương tối thiểu theo Quy định: 540.000đ
Số ngày làm việc trong tháng: 21 ngày với bậc lương là 2,74
Anh Trương Tuấn Long là tổ trưởng tổ pha chế nên có hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,1
Đơn giá tiền ăn ca: 6.000 đ/ngày Bậc công việc: 2,0
Thưởng sản phẩm có hệ số là 200.000đ
Anh Trương Tuấn Long có 15 ngày công độc hại mức 2, đơn giá ngày công độc hại là 6.000 đ/ngày
Tiền lương anh Trương Tuấn Long được trả kỳ thứ nhất là: Lương kỳ thứ 1 = 540.000 x 2,74 x 50% = 739.800 (đ)
Số tiền anh Trương Tuấn Long sẽ được lĩnh trong kỳ thanh toán thứ 2 là: Lương kỳ thứ 2 = 540.000 x (2,74 + 0,1) x 21/21 – 739.800 + 21 x 6.000 – 540.000x(2,74+0,1)x6% = 827.784 (đ)
Kỳ thanh thanh toán thứ 3, anh Trương Tuấn Long sẽ được nhận lương thưởng và tiền độc hại: