- TK 11 2 Tiền gửi ngân
CPDP TRƯỜNG THỌ
3.1.2.4 Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tâm vì đơn vị đang kinh doanh trên lĩnh vực đang có mức độ cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Hiện nay, chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ đang tổ chức ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ, hình thức này tuy có nhiều ưu điểm nhưng có một hạn chế nhất định là khó áp dụng trên máy vi tính vì hình thức Nhật ký - Chứng từ chỉ đặc biệt phù hợp với kế toán thủ công, chính vì thế việc áp dụng kế toán máy với hình thức ghi sổ này đôi khi không thực sự mang lại hiệu quả cao.
3.1.2.3Về hệ thống Tài khoản
Mặc dù hệ thống Tài khoản tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ được áp dụng theo Quyết định 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, tuy nhiên đơn vị không sử dụng Tài khoản 151-Hàng mua đang đi đường. Khi mua hàng trường hợp đã có Hóa đơn nhưng hàng hóa chưa về thì đơn vị tiến hành lưu lại Hóa đơn đến khi nào hàng về thì mới ghi nhận. Điều này hoàn toàn không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Thêm vào đó, việc hạch toán như thế sẽ cung cấp thông tin không chính xác nếu trong trường hợp đến cuối kỳ mà hàng hóa mua vẫn chưa về.
Một điểm khác cần lưu ý ở chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ đó là: Khi kết chuyển chi phí SXKDD vào thành phẩm nhập kho thì theo Quy định của Bộ Tài chính giá trị thành phẩm nhập kho phải được ghi nhận ở TK 155 - thành phẩm nhưng đơn vị lại ghi nhận vào TK 156 - Hàng hóa, việc kết chuyển như vậy sẽ khiến đơn vị không phân biệt được giá trị sản phẩm mà đơn vị sản xuất và hoàn thành trong kỳ với giá trị hàng hóa đơn vị mua để kinh doanh thương mại.
3.1.2.4 Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phẩm
Về công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Xuất phát từ đặc điểm riêng về quy mô và hoạt động sản xuất, nên đối tượng
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như vậy giúp công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên việc xác định chi phí và giá thành như hiện nay có hạn chế là không theo dõi được cụ thể các yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm, vì thế các định mức chi phí sản xuất chỉ đạt được độ chính xác nhất định.
Hiện nay, để hạch toán chi tiết hàng tồn kho, chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ sử dụng phương pháp Nhập trước - Xuất trước. Phương pháp này tuy có ưu điểm đó là cho phép tính giá nguyên vật liệu xuất kho một cách kịp thời, nhưng tốn nhiều công sức và đòi hỏi kế toán viên phải tính giá nguyên vật liệu theo từng danh điểm và làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường. Đặc biệt, phương pháp này không phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị, bởi Chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ là một đơn vị sản xuất thuốc, danh mục nguyên vật liệu và công cụ - dụng cụ tương đối phong phú, thêm vào đó việc nhập xuất nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên với tần suất lớn. Chính vì thế điều này gây ra những khó khăn nhất định cho công tác quản lý nguyên vật liệu.
Về vấn đề hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay, chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ đã xây dựng được định mức chi phí nhân công để sản xuất ra sản phẩm. Đây là một sự cố gắng rất lớn của đơn vị trong việc xác định: Để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thì cần phải hao phí bao nhiêu chi phí nhân công trực tiếp, từ đó đơn vị có thể quản lý chặt chẽ khoản mục này trong giá thành sản phẩm sản xuất.
Tuy nhiên, thay vì phải hạch toán vào TK 627- Chi phí sản xuất chung theo chế độ quy định, hiện nay đơn vị đang tiến hành hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng vào TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp. Điều này mặc dù sẽ không làm thay đổi tổng giá thành sản xuất và tăng giá thành đơn vị sản phẩm sản xuất (nghĩa là tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm không tăng lên, cũng không giảm đi) nhưng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung không chính xác, gây khó khăn cho công tác phân tích biến phí và định phí để đưa ra các
quyết định quản trị một cách thực sự cần thiết, đồng thời không thống nhất với chế độ kế toán hiện hành.
Về vấn đề hạch toán chi phí sản xuất chung
Về vấn để công cụ, dụng cụ xuất dùng chung cho nhiều hoạt động của phân
xưởng sản xuất, đơn vị tiến hành hạch toán thẳng giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng vào TK chi phí của kỳ sản xuất đó, cho dù công cụ, dụng cụ đó có giá trị lớn hay nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ hay nhiều kỳ kế toán. Việc hạch toán như vậy là không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đồng thời hạch toán như vậy sẽ làm tăng chi phí sản xuất của kỳ kế toán hiện tại, và làm giảm chi phí sản xuất của các kỳ kế toán tiếp theo khi công cụ dụng cụ vẫn đang được sử dụng nhưng lại không được ghi nhận vào tài khoản chi phí. Do đó, các phân tích, đánh giá về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở nên thiếu chính xác đồng thời gây ảnh hưởng lớn đến việc xác định 1 cách chính xác lợi nhuận của đơn vị trong nhiều kỳ kinh doanh.
Về vấn đề trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất trong kỳ:
Tài sản cố định của chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ rất đa dạng với nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất, nhiều máy móc thiết bị phức tạp với giá trị tương đối lớn. Việc tiến hành bảo dưỡng tu sửa những máy móc thiết bị này là rất cần thiết để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra thông suốt. Tuy nhiên việc sửa chữa lớn tài sản cố định thường đòi hỏi chi phí lớn, thời gian sửa chữa tương đối dài, trong khi đó, hiện nay đơn vị chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, điều này sẽ dẫn đến có sự chênh lệch về giá thành giữa kỳ kế toán không phát sinh và kỳ kế toán có phát sinh chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
Về vấn đề hạch toán các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất
Thiệt hại trong sản xuất bao gồm những thiệt hại về sản phẩm hỏng, những thiệt hại do ngừng sản xuất. Sản phẩm hỏng có thể là các sản phẩm sản xuất không đủ hàm lượng hoặc tỷ lệ pha chế không đạt yêu cầu, có thể do sản phẩm không đúng mẫu mã, không tuân thủ quy cách đóng gói… Do thuốc và các sản phẩm thực phẩm chức năng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng nên phần lớn các sản phẩm hỏng do không đủ hàm lượng pha chế đều không thể sửa chữa lại và đều bị loại bỏ. Tuy
nhiên đơn vị không tiến hành hạch toán chi phí sản phẩm bị hỏng riêng mà hạch toán toàn bộ giá trị sản phẩm hỏng vào chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ. Điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất trong kỳ, đẩy giá thành sản phẩm sản xuất lên cao, việc hạch toán như thế đã không phản ánh được chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản xuất. do đó, công tác phân tích và xác định định mức chi phí nguyên vật liệu không còn ý nghĩa. Ngoài ra, do sản phẩm hỏng không được hạch toán nên thiệt hại thực tế trong sản xuất không được phản ánh, nguyên nhân của sản phẩm hỏng không được xác định. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tâm lý vô trách nhiệm đối với công nhân sản xuất, làm giảm hiệu quả của một đồng chi phí biến đổi đơn vị đã bỏ ra để thu về một đơn vị doanh thu.
Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà đơn vị hiện nay đang áp dụng là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, chi phí sản phẩm dởi dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính hết cho sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. Tuy nhiên trong chi phí sản xuất chung, khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng khá lớn mà lại được tính hết vào thành phẩm nhập kho trong kỳ. Với phương pháp này việc tính toán có thể đơn giản nhưng nó không phản ánh chính xác chi phí sản phẩm dở dang cũng như giá trị thành phẩm nhập kho.
3.2Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ
Qua một thời gian thực tập tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến của bản thân để giúp hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại đơn vị.
Về công tác kế toán chi phí NVL trực tiếp
Đơn vị nên thay đổi cách tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Với đặc điểm của một đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh thuốc và thực phẩm chức năng, danh mục nguyên vật liệu vô cùng đa dạng và số lần nhập xuất nguyên vật liệu tương đối lớn,
đồng thời do công tác kế toán tại đơn vị đã được giảm nhẹ nhờ có sự trợ giúp của máy vi tính và phần mềm kế toán, nên đơn vị có thể áp dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp này nếu áp dụng đối với kế toán thủ công thì sẽ không phù hợp do số lần nhập xuất liên tục, gây ra khối lượng công tác kế toán lớn, tuy nhiên với sự tham gia trợ giúp của máy vi tính và những ứng dụng tiện ích của các phẩn mềm kế toán, việc tính toán lại giá bình quân của các loại NVL sau mỗi lần nhập xuất nguyên vật liệu trở nên vô cùng đơn giản. Kế toán hoặc nhà quản trị có thể quản lý được chính xác và thuận tiện nguyên vật liệu cả về mặt lượng và mặt giá trị.
Giá trị NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá bình quân sạu mỗi lần nhập Đơn giá bình
quân sạu mỗi lần nhập
=
Giá trị vật liệu tồn kho trước
khi nhập kho +
Giá trị thực tế vật liệu nhập kho
Số lượng vật liệu tồn kho trước
khi nhập kho +
Số lượng vật liệu nhập kho
Về công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng vào TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Việc hạch toán như vậy là không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, dẫn tới việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sẽ không chính xác. Vì vậy đơn vị cần phải đưa chi phí nhân viên phân xưởng vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung để đảm bảo chắc chắn rằng chi phí phát sinh được tập hợp theo đúng đối tượng chịu chi phí và thuận lợi cho công tác phân tích chi phí theo theo định phí và biến phí.
Về công tác kế toán chi phí sản xuất chung
Về vấn đề tính giá công cụ dụng cụ xuất dùng: Để khắc phục vấn đề này, khi
mua công cụ dụng cụ về, đơn vị phải phân định rõ ràng xem công cụ dụng cụ đó sử dụng cho 1 kỳ hay nhiều kỳ kế toán.
Đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn, phân bổ cho nhiều kỳ kế toán thì đơn vị không nên ghi nhận phần giá trị chưa phân bổ vào TK 153 – Công cụ dụng cụ, mà ghi nhận vào TK 142 ( đối với các Công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng dưới 1 năm) và vào TK 121
(Đối với các Công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng trên 1 năm) để giúp cho công tác đánh giá và phân tích chi phí tại đơn vị được chính xác hơn.
Nếu chi phí công ục dụng cụ xuất dụng không lớn thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí sản xuất trong kỳ phát sinh:
Nợ TK 627, 641, 642, … Nợ TK 133 (Nếu có)
Có Tk 153, 111, 112…
Nếu chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng là lớn và phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất của nhiều kỳ thì kế toán ghi nhận vào TK 142 hoặc TK 242 như sau:
Nợ TK 142 (Hoặc TK 242) Nợ TK 133 (Nếu có)
Có TK 153, 111, 112…
Định kỳ khi phân bổ chi phí trích trước (142, 242) vào chi phí sản xuất, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 627, 641, 642,…
627, 641, 642,… :Giá trị còn lại phân bổ lần cuối Có TK 142 (Hoặc TK 242)
Khi các bộ phận báo hỏng báo mất hoặc do hết thời hạn sử dụng thì kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 111, 112, 152 (Phế liệu thu hồi) Nợ TK 138, 334: Giá trị phải bồi thường
Nợ TK 627, 641, 642,… :Giá trị còn lại phân bổ lần cuối Có TK 142 (Hoặc TK 242)
Về vấn đề trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Hiện nay chi nhánh Công ty
CPDP Trường Thọ đang tiến hành hoạt động sản xuất của mình dựa trên nhiều máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, chúng cần được bảo dưỡng và tu sửa thường xuyên để đảm bảo vận hành thông suốt. Do việc tu sửa bảo dưỡng TSCĐ thường phát sinh chi phí lớn, trong thời gian dài nên sẽ gây biến động đến tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Để hạn chế sự biến động đó, và ổn định giá thành sản phẩm, đơn vị nên tiến hành
trích trước chi phí sửa chữa lớn Tài sản cố định. Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất (theo kế hoạch), kế toán ghi nhận như sau:
Nợ TK 627: trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận sản xuất Có TK 335: Chi phí phải trả
Khi công tác sửa chữa lớn TSCĐ diễn ra, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sủa chữa như sau:
Nợ TK 241: Chi phí sửa chữa Tài sản cố điịn Nợ TK 133 (Nếu có)
Có TK 111, 112, …
Khi công tác sửa chữa hoàn thành, kế toán tiến hành tính giá thành thực tế của công việc sửa chữa này và kết chuyển như sau:
Nợ TK 627: phần dự toán thiếu Nợ TK 335: giá dự toán đã dự kiến
Có TK 241: Giá thực tế
Có TK 627: phần dự toán thừa (nếu có)
Về công tác kế toán các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất
Việc không tiến hành hạch toán sản phẩm hỏng sẽ làm cho đơn vị thiệt hại trên nhiều phương diện, bao gồm cả các thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp. Để khắc phục hạn chế đó, theo ý kiến của bản thân em, đơn vị nên giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của công nhận thông qua sự giám sát của các quản đốc phân xưởng và các nhân viên kinh tế phân xưởng, từ đó xác định được chính xác nguyên nhân sản phẩm hỏng, đồng thời xác định được chính xác đối tượng cần phải bồi thường thiệt hại sản phẩm hỏng. Kế toán nên tiến hành hạch toán các sản phẩm hỏng nhằm mục đích xác định chính xác chi phí sản xuất của đơn vị, đảm bảo không phát sinh thêm những chi phí ngoài các tính toán định mức của phòng nghiên cứu.
Sản phẩm hỏng của đơn vị có thể hạch toán như sau:
- Phần hao hụt trong định mức: là những khoản thiệt hại nhỏ do các yếu tố
sản phẩm mà không gây ra những ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin về chi phí sản