KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán bệnh đốm trắng trên tôm sú (Trang 69 - 71)

5.1. Kết luận

 So sánh qui trình nhuộm IHC với 4 nồng độ mAb và 3 nồng độ DAB cho thấy: - Có sự khác biệt giữa 3 nồng độ mAb 1X; 1,5X; 2X với nồng độ 0,5 X nhưng lại

không có sự khác biệt lớn giữa 3 nồng độ 1X; 1,5X và 2X về cường độ cảm nhiễm, cường độ bắt màu và độ sắc nét. Như vậy khả năng phát hiện tế bào nhiễm WSSV cao với nồng độ kháng thể 1X; 1,5X và 2X.

- Với nồng độ DAB 1X, cường độ bắt màu và độ sắc nét của tế bào nhiễm rất kém. Với nồng độ 1,5X và 2X, tế bào nhiễm bắt màu nâu đặc trưng, rõ nét.

 So sánh phương pháp IHC với phương pháp mô học truyền thống và kỹ thuật PCR về độ chính xác, độ nhạy, tính ổn định và tính hiệu quả cho thấy:

- Trên đối tượng tôm post-larvae, phương pháp PCR tỏ ra có ưu thế hơn phương pháp IHC và Mô học về khả năng phát hiện mầm bệnh. Như vậy PCR có độ nhạy cao hơn (vì trên tôm post-larvae nhiễm virus, lượng virus thường thấp). - Trên đối tượng tôm thương phẩm, khả năng phát hiện mầm bệnh là như nhau

giữa 3 phương pháp (vì trên tôm thương phẩm nhiễm virus, lượng virus thường cao).

- Tính ổn định của IHC khá cao.

- Tuỳ đối tượng, yêu cầu và mục tiêu xét nghiệm mà mỗi loại xét nghiệm có những ưu điểm và khuyết điểm riêng.

5.2. Đề nghị

 Cải thiện quy trình nhuộm IHC của Đại học Gent như sau:

- Chuyển nồng độ DAB từ 0.5 mg/l sang 0.75 mg/l, lượng H2O2 là 9H2O2: 10 Tris buffer.

- Ở giai đoạn nhuộm Hematoxylin, nên nhúng lame và dung dịch 2 lần, mỗi lần 3 giây. Sau đó rửa lại bằng cách nhúng vào nước cất 3 lần. Điều này rất quan trọng vì nếu màu hematoxylin quá đậm thì khó có thể nhìn thấy màu nâu của DAB dẫn đến dễ nhầm lẫn tế bào nhiễm thành không nhiễm.

 Ứng dụng phương pháp IHC trong các xét nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ người nuôi tôm.

 Tiếp tục nghiên cứu quá trình phát sinh bệnh đốm trắng bằng phương pháp IHC.

 Bổ sung một số thiết bị nhằm tăng hiệu quả phương pháp IHC như: Thiết bị giúp trải đều một lượng nhỏ dung dịch (mAb, HRP…) lên mẫu, bàn ấm có độ phẳng và độ cân bằng cao.

 Tiếp tục nghiên cứu tự động hoá quy trình nhằm nâng cao hiệu quả, cải thiện giá thành để có thể ứng dụng phương pháp IHC rộng rãi phục vụ người nuôi tôm.

 Kết hợp xét nghiệm IHC và PCR trên cùng một mẫu để tăng độ chính xác và độ nhạy của xét nghiệm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán bệnh đốm trắng trên tôm sú (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)