0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Điều tra tình hình bệnh chết trên cây xƣơng rồng tại TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu PHÁT HIỆN LOÀI FUSARIUM SPP. GÂY BỆNH THỐI XƯƠNG RỒNG (CACTACEAE) BẰNG PHƯƠNG PHÁP POLYMERASE CHAIN REACTION (Trang 40 -40 )

Tiến hành điều tra tình hình bệnh hại trên cây xƣơng rồng tại một số hộ trồng xƣơng rồng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh từ đó xác định đƣợc tỷ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, nấm gây ra.

Hình thức điều tra: phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với từng hộ sản xuất. 3.2.2. Phân lập mẫu nấm

Mẫu bệnh đƣợc thu thập tại các vƣờn xƣơng rồng bệnh ở Tp.Hồ Chí Minh. Tiến hành phân lập mẫu trên môi trƣờng WA và PGA.

Có 2 cách phân lập nấm từ xƣơng rồng bệnh

Cách 1: Mẫu bệnh đƣợc phân lập từ vết bệnh điển hình. Rửa mẫu bệnh bằng

nƣớc sạch vì xƣơng rồng đƣợc trồng dƣới đất nên lúc thu thập mẫu dính rất nhiều đất. Để khô mẫu, sau đó cắt bỏ phần gai bên ngoài lấy phần thịt bên trong gồm phần mô bệnh và phần mô khỏe, cắt lấy mảnh nhỏ có kích thƣớc 5 7 mm x 5 7 mm. Tiến hành rửa khử trùng mẫu bằng nƣớc cất vô trùng 1 2 lần rồi khử trùng mẫu bệnh bằng cồn 70º trong 30 giây, sau đó rửa lại bằng nƣớc cất vô trùng 2 3 lần, cắt nhỏ mẫu và để khô tự nhiên trong tủ cấy. Chú ý tất cả dụng cụ để cắt mẫu và khử trùng mẫu nhƣ cốc, dao, giấy thấm… đều phải vô trùng và không nên để mẫu quá khô. Sau đó đặt mẫu lên đĩa petri chứa sẵn môi trƣờng WA và đặt ở 5 7 điểm khác nhau trên đĩa, để ở nhiệt độ phòng. Khi nấm mọc cấy sang môi trƣờng WA một lần nữa bằng cách cắt lấy mẫu nấm mọc từ các mẫu bệnh ở các điểm khác nhau trên đĩa WA trƣớc cấy sang các điểm khác nhau trên đĩa. Lần này khi nấm mọc cấy chuyền sang đĩa có sẵn môi trƣờng PGA, sau đó nấm mọc lại cấy chuyền qua môi trƣờng PGA để tạo dòng thuần.

Cách 2: Mẫu bệnh sau khi đem về tiến hành rửa bằng nƣớc sạch, để khô. Tiến hành ủ mẫu: Chuẩn bị các hộp nhựa có kích thƣớc 20 x 8 cm đã

đƣợc khử trùng bằng cồn 70º, lót giấy thấm vô trùng dƣới đáy hộp, xếp ống hút nhựa thành hình tam giác rồi đặt trên miếng giấy thấm trong hộp, cho một ít nƣớc cất vô trùng vô hộp sao cho chỉ vừa ƣớt giấy là đƣợc để tạo độ ẩm. Cho mẫu bệnh vào hộp và tiến hành ủ mẫu cho đến khi nấm mọc. Vì không biết nấm mọc là nấm mong muốn hay không nên phải xem chúng trên kính hiển vi.

Xem nấm trên kính hiển vi: Dùng que cấy điểm khều lấy nấm trên

mẫu bệnh sau khi ủ cho lên miếng lame đã có sẵn một giọt nƣớc xem kính, rồi cho miếng lamelle đậy lên giọt nƣớc trên lame. Sau đó đƣa lên kính hiển vi để xem. Nếu nấm thuộc Fusarium spp.thì tiến hành phân lập.

Cách phân lập: Chuẩn bị lame, que trang, ống hút thủy tinh đã đƣợc

hấp khử trùng. Môi trƣờng WA sau khi hấp khử trùng, dùng ống hút thủy tinh đã chuẩn bị hút môi trƣờng WA cho lên lame sau đó trang đều bằng que trang. Chú ý môi trƣờng trên lame không quá dày và cũng không quá mỏng (vì nếu quá dày sẽ khó cắt bào tử và quá mỏng sẽ dễ bị khô môi trƣờng không cắt đƣợc bào tử). Chờ cho môi trƣờng trên lame khô tiến hành cho nấm lên lame bằng cách nhỏ một giọt nƣớc vô trùng trên lame có môi trƣờng, dùng que cấy khều nấm cho vào giọt nƣớc rồi dùng que trang vô trùng trải đều nấm trên lame. Chú ý miếng lame đƣợc đặt trong đĩa petri vô trùng có sẵn giấy thấm và ống hút xếp hình tam giác để tạo độ ẩm. Ủ ở nhiệt độ phòng khoảng 6 giờ, sau đó lấy miếng lame đƣa lên kính hiển vi để tiến hành cắt đơn bào tử (thƣờng cắt ở vật kính 4X). Dụng cụ để cắt đơn bào tử là dao cắt thạch trong phòng thí nghiệm. Bào tử sau khi đƣợc cắt xong đƣa qua môi truờng WA, mỗi đĩa chứa một đơn bào tử. Khi nấm mọc cấy sang môi trƣờng PGA vài lần để tạo dòng thuần.

Cách đặt tên mẫu: FC07 1 là mẫu nấm đƣợc phân lập từ mẫu bệnh trên

cây xƣơng rồng tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2007, mẫu 1 (F: Fusarium spp., C:

Cactaceae).

Sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra nấm thuộc các dòng Fusarium spp.bằng cách coi hình thái nấm mọc và màu sắc nấm trên môi trƣờng PGA. Nấm Fusarium

spp.mọc không gợn sóng và có màu trắng trên môi trƣờng.

3.2.3. Tăng sinh khối nấm trên môi trƣờng nhân sinh khối

Dùng que cấy tam giác cắt khoảng 3 miếng thạch mỗi miếng có kích thƣớc từ 2 3 mm có chứa nấm cho vào bình tam giác có sẵn 100 ml môi trƣờng nhân sinh khối đã hấp tiệt trùng. Nấm trong các bình tam giác đƣợc nuôi lắc trên máy lắc. Chú ý mỗi dòng nấm đƣợc nuôi trong một bình tam giác khác nhau. Sau 72 giờ tăng sinh, sinh khối nấm đƣợc thu hoạch bằng miếng vải đã đƣợc hấp khử trùng. Nấm

sau khi thu hoạch trên miếng vải chuyển qua miếng giấy bạc và đem tồn trữ mẫu ở tủ 70ºC cho đến khi tiến hành ly trích.

3.2.4. Ly trích DNA tổng số của nấm

Quy trình này đƣợc thực hiện dựa trên quy trình của Lee và Taylor.

Bƣớc 1: Nghiền mẫu nấm trong dung dịch nitơ lỏng. Mẫu nấm đƣợc nghiền

mịn cho vào các ống nghiệm có thể tích 15 ml. Trong quá trình nghiền cho nitơ lỏng vào liên tục để mẫu nấm không bị tan.

Bứơc 2: Thêm 4 ml lysis buffer vào trong ống nghiệm. Trộn đều, ủ ấm ở 65ºC trong

vòng 1 giờ.

Bƣớc 3: Thêm vào 3 ml phenol/chloroform/isoamylalcohol lần lƣợt theo tỷ lệ (25:

24: 1). Lắc đều, nhẹ. Ly tâm 10 phút với tốc độ 3000 vòng/phút ở nhiệt độ phòng.

Bƣớc 4: Hút lấy phần dịch nổi ở trên (3 – 5 ml) cho vào ống nghiệm có dung tích

15 ml khác.

Bƣớc 5: Thêm vào ống nghiệm mới 3 ml chloroform/isoamylalcohol (24: 1). Trộn

đều, ly tâm với tốc độ 4000 vòng/phút trong 10 phút.

Bƣớc 6: Hút lấy phần dịch nổi ở trên (3 – 5 ml) cho vào ống nghiệm có dung tích

15 ml khác.

Bƣớc 7: Thêm vào isopropanol lƣợng chất : 0,6 tổng thể tích của ống nghiệm. Lắc

nhẹ, để ở nhiệt độ phòng 5 – 10 phút, ly tâm.

Bƣớc 8: Dùng que thu DNA tủa ở đáy ống.

Bƣớc 9: Dùng ethanol 70% để rửa tủa DNA. Rửa lại nhiều lần thƣờng là 3 – 4 lần. Bƣớc 10: Phơi khô mẫu. Mẫu DNA khô, thêm vào 200 l TE 1X.

3.2.5. Điện di xem DNA tổng số

Điện di ở bƣớc này nhằm mục đích xem sản phẩm li trích DNA có bị gãy hay không và sản phảm có tinh sạch không. Nếu sản phẩm không tinh sạch phải tiến hành tinh sạch lại một lần nữa.

Các bƣớc của quá trình điện di

Bƣớc 1: Chuẩn bị gel cho quá trình điện di. Cách chuẩn bị gel nhƣ sau: cân 0,125 g

agarose, thêm 12,5 ml TAE 0,5X, đun trong lò viba ở bƣớc sóng 650W cho đến khi agarose tan hoàn toàn (thông thƣờng đun trong 2 phút). Để nguội đến khoảng 600C (đến khi nào cầm đƣợc mà không quá nóng) đổ gel vào giá nằm ngang có sẵn lƣợc đã cân bằng. Chờ gel đông đặc (khoảng 30 phút), rút lƣợc ra khỏi gel và cho vào bồn điện di có chứa TAE 0,5X sẵn sàng cho việc đặt mẫu.

Bƣớc 2: Tiến hành điện di. Trộn dung dịch gồm 4 l DNA sau ly trích và 2 l

loading dye 6X. Cho dung dịch này vào giếng trên gel. Điện di 20 phút với cƣờng độ dòng điện là 400 mA và hiệu điện thế là 100V.

Bƣớc 3: Nhuộm mẫu. Sau khi điện di xong, gel đƣợc lấy ra khỏi bồn điện di và

ngâm vào dung dịch EtBr trong khoảng 15 20 phút.

Bƣớc 4: Quan sát kết quả điện di. Kết quả điện di đƣợc quan sát dƣới tia UV nhờ

vào máy chụp ảnh Gel Doc, đƣợc quan sát nhờ phần mềm Quantity one (Biorad) Sau khi quan sát kết quả điện di thấy sản phẩm ly trích chƣa sạch còn có nhiều tạp chất. Để sản phẩm sau khi thực hiện phản ứng PCR thật tinh sạch, có thể tiến hành tinh sạch lại sản phẩm ly trích DNA.

3.2.6. Thực hiện phản ứng PCR khuếch đại vùng tef các dòng nấm

Fusarium spp.

Phản ứng PCR với cặp primer ef1và ef2. (David M. Geiser, 2004).

Thành phần phản ứng

 Primer:

Bảng 3.1. Primer dùng trong phản ứng PCR

Primer Trình tự Primer theo chiều 5`- 3`

Ef1 ATTGGGTAAGGA(A/G)GACAAGAC Ef2 GGA(G/A)GTACCAGT(G/C)ATCATGTT

Thành phần phản ứng PCR và lƣợng cần dùng đủ cho một phản ứng: Bảng 3.2. Thành phần phản ứng PCR và lƣợng dùng đủ cho một phản ứng Thành phần Liều lƣợng ( l) Nồng độ cuối PCR buffer 10X 10 5X MgCl2 3 1,5 mM dNTP 0,4 0,2 mM Primer 1 1 10 pmol/ l Primer 2 1 10 pmol/ l Khuôn DNA 1 20 ng/ l

Taq polymerase 0,2 5U/ l Nƣớc cất 33,4

Tổng cộng 50

Chu kỳ nhiệt phản ứng PCR

Phản ứng với cặp primer ef1 và ef2.

Các giai đoạn trong phản ứng PCR đƣợc thực hiện theo David M. Geiser và cộng sự, (2004).

Giai đoạn 1: 95ºC trong 3 phút Giai đoạn 2:

Bƣớc 1: 95ºC trong 30 giây

Bƣớc 2: 53ºC trong 45 giây 30 chu kỳ Bƣớc 3: 72ºC trong 45 giây

Giai đoạn 3: 72ºC trong 7 phút Sản phẩm PCR đƣợc giữ ở 4ºC.

Các bƣớc đọc kết quả sản phẩm PCR

Sản phẩm PCR đƣợc điện di trên agarose gel 1 %, dịch đệm TAE 0,5X.

 Chạy điện di: 100 V, 250 mA, 20 phút.

 Nhuộm gel bằng dung dịch EtBr trong vòng 15 phút.

 Kết quả đƣợc ghi lại nhờ đọc tia UV và chụp ảnh bằng phần mềm Quality One của máy Gel Doc 2000 (Biorad).

Bảng tóm tắt quy trình khuếch đại vùng tef của các dòng Fusarium spp. bằng cách sử dụng primer ef1 và ef2.

3.2.7. Đọc trình tự sản phẩm PCR

Sản phẩm PCR đƣợc đọc trình tự.

Nấm Fusarium spp. đƣợc phân lập từ xƣơng rồng bệnh

Cấy chuyền sang môi trƣờng PGA

Nhân sinh khối nấm trong môi trƣờng nhân sinh khối Phân lập trên môi trƣờng WA

Hoá chất: PCR Buffer 10X MgCl2 Primer ef2 Primer ef2 dNTP Taq polymerase DNA khuôn Nƣớc cất Thu sợi nấm Ly trích DNA Thực hiện phản ứng PCR Chu kỳ nhiệt: 95ºC/3 phút 95ºC/30 giây 53ºC/45 giây 72ºC/45 giây 72ºC/7 phút Nghiền sợi nấm

Các mẫu đƣợc đọc trình tự: FC07 3, FC07 7, FC07 10.

3.2.8. Chủng nấm lên cây xƣơng rồng

Xƣơng rồng sau khi mua từ nhà vƣờn về để một tháng theo dõi có bệnh xuất hiện hay không. Những cây không bệnh đƣợc cho là cây khỏe mạnh và dùng để chủng bệnh.

Thí nghiệm tiến hành chủng bệnh nầm lên xƣơng rồng với 12 dòng nấm phân lập đƣợc: FC07 1, FC07 2, FC07 3, FC07 4, FC07 5, FC07 6, FC07 7, FC07 8, FC07 9, FC07 10, FC07 11, FC07 12. Các mẫu xƣơng rồng không chủng nấm bệnh dùng làm đối chứng.

3.2.8.1. Tiến hành chủng bệnh trên xƣơng rồng

Vật liệu

Nấm đƣợc nuôi trên môi trƣờng nhân sinh khối. Cây xƣơng rồng khỏe mạnh.

Hộp nhựa có kích thƣớc 20 x 8 cm. Kim tiêm + xi lanh 3 ml/cc.

Phƣơng pháp

Nấm sau khi đƣợc nuôi trên môi trƣờng, dùng xilanh hút lấy phần dịch lỏng tiêm trực tiếp lên cây xƣơng rồng, mỗi cây tiêm khoảng 3 ml. Sau khi tiêm, dùng bao nilông vô trùng bao cây xƣơng rồng vừa chủng bệnh xong để tránh sự lây lan ra ngoài môi trƣờng. Xƣơng rồng sau khi chủng đƣợc để trong điều kiện nhiệt độ phòng.

3.2.8.2. Đánh giá kết quả

Theo dõi xem sau khi chủng bệnh nấm bao nhiêu ngày thì xƣơng rồng bị bệnh và mô tả triệu chứng. Sau đó, lấy mẫu xƣơng rồng bị bệnh phân lập lại và xác định tác nhân gây bệnh. Cách phân lập giống nhƣ cách phân lập ban đầu từ các mẫu bị bệnh ở vƣờn xƣơng rồng mang về. Khi nấm mọc quan sát và mô tả.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình bệnh hại xƣơng rồng tại Tp. Hồ Chí Minh

Xƣơng rồng cũng giống nhƣ các loại cây cảnh khác thƣờng xuyên bị sâu bệnh gây hại làm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng bình thƣờng, năng suất, phẩm chất trong đó có màu sắc, độ tƣơi lâu bền làm giảm giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ, giá trị hàng hóa và xuất khẩu trên thị trƣờng, thậm chí còn làm chết cây. Hiện nay, tình hình bệnh hại nhất là bệnh chết khô trên cây xƣơng rồng đã gây thiệt hại rất lớn cho những hộ trồng xƣơng rồng tại Tp. Hồ Chí Minh. Do đó, việc tiến hành điều tra tình hình bệnh hại và xác định tỷ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, nấm, virus gây ra có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ thực vật.

4.2. Các triệu chứng bệnh trên xƣơng rồng

Qua điều tra cho thấy một số bệnh thƣờng xuất hiện trên xƣơng rồng với các triệu chứng nhƣ sau:

Hình 4.2. Xƣơng rồng với triệu chứng thối vàng và đen ở gốc

Hình 4.3. Xƣơng rồng với triệu chứng thối thân

Hình 4.4. Xƣơng rồng cắt dọc với triệu chứng thối từ lõi ra ngoài

Qua một số triệu chứng bệnh trên xƣơng rồng chúng tôi thấy bệnh phân bố trên tất cả trên các phần của cây kể cả cây ghép và cây không ghép.

4.2.1. Tỷ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, nấm, virus gây ra qua các vƣờn điều tra (số liệu điều tra tháng 04 năm 2007) (số liệu điều tra tháng 04 năm 2007)

Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, nấm, virus gây ra qua các vƣờn điều tra

Vƣờnđiều tra Tổng số chậu Số chậu bệnh do vi khuẩn Số chậu bệnh do nấm Số chậu bệnh do virus 1 5.000 450 1.500 0 2 15.000 1.500 2.500 0 3 12.500 700 2.500 100 4 11.200 900 2.500 0 5 9.300 800 700 0 6 7.900 550 1.200 0 7 11.500 500 2.000 0 8 17.500 1.500 4.000 50 9 3.000 0 10 0 Tổng cộng 92.900 6.900 16.910 150

Qua bảng 4.1 cho thấy chúng tôi tiến hành điều tra 9 hộ trồng xƣơng rồng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh với tổng số là 92.900 chậu trong đó số bệnh do vi khuẩn là 6900 chậu, do nấm là 16.910 chậu và do virus là 150 chậu. Điều này còn đƣợc thể hiện qua tỷ lệ phần trăm (%) nhƣ sau:

Qua đánh giá kết quả từ bảng 4.1, tỷ lệ nhiễm bệnh tại các vƣờn: bệnh do vi khuẩn: 7,43%, bệnh do nấm: 18,2%, bệnh do virus: 0,16%. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 T lệ n h iễ m b ện h ( % ) Vi khuẩn Nấm Virus Tác nhân gây bệnh

Bệnh chết khô trên xƣơng rồng đang ảnh hƣởng rất nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn cho ngƣời trồng xƣơng rồng. Chúng tôi tiến hành điều tra 9 vƣờn xƣơng rồng và phần lớn các vƣờn này tập trung ở các quận Thủ Đức, quận 12, quận Gò Vấp và huyện Hóc Môn. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh do nấm gây ra cao hơn hẳn so với tỷ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn và virus (bảng 4.1 và đồ thị 4.1), hầu nhƣ vƣờn nào cũng bị nhiễm bệnh và tỷ lệ nhiễm bệnh trong mỗi vƣờn khá cao, cụ thể là hộ ở quận 12 vƣờn chỉ có 5.000 chậu nhƣng có đến 30% bị bệnh. Điều này có thể do thời tiết thay đổi bất thƣờng, mƣa nhiều làm cho bệnh phát sinh và phát tán nhanh. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân góp phần làm cho bệnh lây lan là các yếu tố tự nhiên và một phần do chính cách chăm sóc và kỹ thuật của ngƣời trồng xƣơng rồng. Họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chƣa có quy trình kỹ thuật hợp lý. Do đó, việc tìm cách phát hiện sớm bệnh trên xƣơng rồng để điều trị cũng nhƣ phòng chống là rất cần thiết.

4.3. Phân lập mẫu nấm

Kết quả điều tra cho thấy, bệnh do nấm gây ra có tỷ lệ cao hơn vi khuẩn và virus. Trƣớc tình hình đó chúng tôi tiến hành thu thập các mẫu xƣơng rồng có triệu chứng bệnh do nấm gây ra và tiến hành phân lập trên 2 môi trƣờng là WA và PGA trong đó môi trƣờng WA dùng để loại tạp nhiễm vi khuẩn trong mẫu bệnh và là môi trƣờng nghèo dinh dƣỡng nên thích hợp cho việc cắt đơn bào tử. Kết quả phân lập đƣợc 12 dòng nấm với 2 hình thái đặc trƣng trên môi trƣờng PGA (hình 4.5). Hình thái nấm khác nhau có thể do chúng gây bệnh chuyên biệt cho từng loại xƣơng

Một phần của tài liệu PHÁT HIỆN LOÀI FUSARIUM SPP. GÂY BỆNH THỐI XƯƠNG RỒNG (CACTACEAE) BẰNG PHƯƠNG PHÁP POLYMERASE CHAIN REACTION (Trang 40 -40 )

×