Phát triển quan hệ với Ngân hàng thế giới là một vấn đề tất yếu, có tính chiến lược và lâu dài.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngân hàng thế giới đối với các nước đang phát triển và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 30 - 31)

chiến lược và lâu dài.

Toàn cầu hoá hiện nay là một xu thế khách quan và ngày càng lôi kéo nhiều quốc gia tham gia, nó làm gia tăng sự phụ thuộc giữa các nền kinh tế khác nhau, tăng cường mối quan hệ cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Trong xu thế đó, Việt Nam thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia, nhiều đối tác phát triển trong đó có WB là một đòi hỏi tất yếu, vừa phù hợp với xu thế khách quan, vừa đáp ứng nhu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù trong lịch sử hoạt động của mình, tác động của WB đối với các nước đang phát triển mang tính hai mặt vừa có mặt tích cực, vừa có những hạn chế nhưng không thể không thiết lập và phát triển quan hệ với định chế tài chính toàn cầu này. Bởi vì nếu không thiết lập quan hệ với WB thì đồng nghĩa với việc tồn tại trong trạng thái cô lập với nền kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh tính tất yếu, phát triển quan hệ với WB còn đem lại nhiều lợi ích. WB là một tổ chức tài chính có uy tín trên thị trường tài chính quốc tế và có quan hệ đối tác với rất nhiều các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác. Nó ảnh

hưởng đến các quốc gia đang phát triển không chỉ với tư cách là cung cấp vốn, hỗ trợ cho các hoạt động phát triển ở những nước này mà nó còn là đầu mối để thiết lập quan hệ và huy động nguồn lực của các đối tác khác. Vì vậy, một quốc gia nào mà mất uy tín với WB thì điều đó đồng nghĩa với việc mất uy tín với các tổ chức tài chính và các đối tác khác. Do đó, Việt Nam mở rộng và phát triển quan hệ với WB sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tranh thủ vốn đầu tư, thiết lập và mở rộng quan hệ đối tác với nhiều quốc gia và các tổ chức khác.

Bên cạnh đó, việc phát triển quan hệ với WB còn khẳng định sự quyết tâm đổi mới của nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường vận động theo xu thế mở và hội nhập đồng thời tạo dựng sự tin cậy và uy tín của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Mô hình kinh tế mà WB hướng các quốc gia khách hàng điều chỉnh là mô hình kinh tế thị trường tự do dựa trên các quan hệ thị trường tự do cạnh tranh để điều tiết nền kinh tế trong đó cần phải thiết lập giá cả đúng, giảm vai trò của nhà nước, tự do thương mại, tự do trao đổi, giảm dần tiến tới xoá bỏ các rào cản thương mại trong nước và quốc tế... Các nước tiếp nhận vốn của WB cần phải chấp nhận điều chỉnh theo mô hình của WB. Vì vậy, Việt Nam phát triển quan hệ với WB là một bằng chứng cho sự quyết tâm cải cách kinh tế của chính phủ Việt Nam theo xu hướng đó. Việt Nam hiện nay khẳng định triệt để xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của các quốc gia và các tổ chức trên thế giới. Điều này đã tạo dựng được niềm tin của giới doanh nhân, các nhà đầu tư và các đối tác khi thiết lập quan hệ kinh tế với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngân hàng thế giới đối với các nước đang phát triển và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)