hai mặt của nó.
Tác động của WB đối với các nước đang phát triển có tính hai mặt, nó không chỉ có tác dụng tích cực mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia khách hàng. Chấp nhận vốn của WB là chấp nhận những ràng buộc, những điều kiện điều chỉnh mà WB đưa ra. Những điều kiện đó bên cạnh những lợi ích đem lại còn có thể gây tổn hại không nhỏ đến các quốc gia khách hàng. Điều này đòi hỏi khi phát
triển quan hệ với WB, Việt Nam cần tỉnh táo, xác định rõ chi phí và lợi ích, cái được và cái mất, hiệu quả của việc tiếp nhận những khoản vốn vay này.
Trong việc cân nhắc giữa cái được và cái mất, hiệu quả của các khoản tín dụng của WB, Việt Nam không được căn cứ vào lợi ích trước mắt và của một nhóm người mà cần phải xuất phát từ lợi ích lâu dài của quốc gia. Những điều kiện điều chỉnh cơ cấu mà WB đưa ra như tự do hoá giá cả, lãi suất, tỉ giá, thương mại, xoá bỏ bao cấp và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để phát huy hiệu quả…là những điều kiện nhằm theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững lâu dài, vấn đề này đã được chứng minh qua lịch sử phát triển lâu dài của nền kinh tế thế giới. Vì vậy, về lâu dài, Việt Nam cần phải điều chỉnh theo xu thế đó. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm ở các nước trên thế giới, ở giai đoạn đầu của sự điều chỉnh có thể gây ra những biến động không nhỏ như tỉ lệ thất nghiệp tăng, phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc hơn, sự giảm sút về thu nhập đối với những người nghèo và ít giáo dục… cho nên trong một chừng mực nhất định Việt Nam phải hy sinh lợi ích trước mắt, lợi ích của một nhóm người trong xã hội để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, từ đó có những điều kiện vật chất nhất định để giảm nghèo, rút ngắn trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam cần chủ động thiết lập mạng lưới bảo vệ xã hội để bảo vệ những người nghèo và những người dễ bị tổn thương trước điều kiện điều chỉnh của WB.