Chủ động thực hiện cải cách và tạo lập những điều kiện cần thiết để hợp tác có hiệu quả với Ngân hàng thế giới.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngân hàng thế giới đối với các nước đang phát triển và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 32 - 34)

tác có hiệu quả với Ngân hàng thế giới.

Kinh nghiệm thực tiễn ở các nước cho thấy WB chỉ đóng vai trò là chất xúc tác cho sự đổi mới và cải cách kinh tế mà thôi còn muốn có kết quả tích cực thì một vai trò không nhỏ chính là sự phù hợp trong chính sách và thể chế. Những quốc gia nào chủ động thực hiện cải cách tạo lập những điều kiện thể chế cần thiết cho sự phát triển của kinh tế thị trường (Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin…) thì việc hợp tác với WB đạt hiệu quả tích cực. Còn những nước nào thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào sự dẫn dắt của WB trong tiến trình điều chỉnh thì hiệu quả hoạt động khá hạn chế (Zimbabuê, Zambia…). Vì vậy, trong quan hệ với WB, Việt Nam cần

chủ động đi trước một bước thực hiện cải cách kinh tế, tạo lập những điều kiện thể chế kinh tế thị trường để hợp tác có hiệu quả với WB.

Trong tiến trình thực hiện cải cách, Việt Nam cần thực hiện nhất quán theo xu thế sau:

- Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường và các loại thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, việc phân bổ nguồn lực và thực hiện điều tiết chủ yếu do các quan hệ thị trường đảm nhận. Để thị trường hoạt động có hiệu quả, cần tạo lập đồng bộ các thị trường. Sự đồng bộ ở đây được xét cả khía cạnh các yếu tố của thị trường, các loại thị trường, trình độ phát triển của thị trường và khuôn khổ pháp lý cho sự hoạt động của chúng.

- Thực hiện tự do hoá từng bước trong đó chủ yếu là tự do hoá giá cả (đặc biệt là giá cả các yếu tố đầu vào); tự do hoá thương mại trong nước và quốc tế; tự do hoá hoạt động đầu tư và kinh doanh; tự do hoá các dịch vụ tài chính tiền tệ.

- Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả. Trong thực tiễn, giữa các doanh nghiệp công và các doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn có sự phân biệt đối xử trong cơ chế quản lý và tiếp cận các nguồn lực đầu vào đặc biệt là vốn và đất đai. Vì vậy trong thời gian tới, cần đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng triệt để xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận; khuyến khích kinh tế tư nhân trong nước phát triển, cần xoá bỏ định kiến và phân biệt đối xử với kinh tế tư nhân mà phải nhận ra rằng nó là một nhân tố đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước từ đó tạo điều kiện cho nó phát triển trên quy mô lớn, cả trong những ngành theo chốt để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong tiến trình mở cửa ngày càng mạnh mẽ hơn.

Trong quá trình thực hiện cải cách, xây dựng lộ trình thực hiện cải cách là rất quan trọng. Kinh nghiệm ở các quốc gia cho thấy, những nước nào có lộ trình cải cách phù hợp thì đem lại kết quả cao (Ấn Độ) theo đó các quốc gia cần phải thực hiện cải cách kinh tế trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trước

khi mở cửa và hội nhập, tự do hoá thương mại và cải cách hệ thống tài chính WB trước khi mở của thị trường vốn. Vì vậy, Việt Nam cũng cần học tập kinh nghiệm này.

Bên cạnh nỗ lực chủ động thực hiện cải cách kinh tế, Việt Nam cần chủ động trong việc giải quyết những bất đồng và tạo lập những điều kiện cần thiết để hợp tác có hiệu quả với WB. Trong quan hệ đối tác, những bất đồng là không thể tránh khỏi. Nhưng việc giải quyết những bất đồng đó cần thông qua những cuộc đối thoại, trao đổi, tránh đơn phương chấm dứt quan hệ. Nếu làm như vậy, Việt Nam sẽ mất uy tín với các đối tác như trường hợp Việt Nam đã chấm dứt chương trình tín dụng của IMF theo thể thức cho vay thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo vì IMF đòi kiểm toán ngân hàng nhà nước Việt Nam bởi một công ty kiểm toán độc lập. Hiện nay, nhiều tổ chức chính phủ, các nhà tài trợ theo quan điểm của WB và Quỹ tiền tệ quốc tế. Do vậy, Việt Nam cần chủ động tiến hành đối thoại hợp tác với một tinh thần xây dựng để giải quyết những quan hệ bất đồng, tiến tới những vấn đề đạt được sự đồng thuận của cả hai bên.

Bên cạnh đó, phía Việt Nam còn hạn chế trong năng lực thực hiện do thủ tục phê duyệt dự án rườm rà, vốn đối ứng hạn chế, trình độ cán bộ phía Việt Nam còn hạn chế… Cho nên, Việt Nam cần thực hiện cải cách, tăng cường năng lực và tạo lập những điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ WB.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngân hàng thế giới đối với các nước đang phát triển và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 32 - 34)