0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Khối Hiển Thị LCD a Giới Thiệu Về LCD1602.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ THI CÔNG THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN NƯỚC CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG PHẦN 2 (Trang 31 -35 )

II. THIẾT KẾ PHẦN ĐIỆN 1 Mạch điều khiển chính.

7. Khối Hiển Thị LCD a Giới Thiệu Về LCD1602.

a. Giới Thiệu Về LCD1602.

™ Là một thiết bị thông dụng dùng để hiển thị thông tin đặc biệt là hiển thị các chữ cái. LCD1602A có 16 cột và hai hàng, nó có thể hiển thị tối đa 32 kí tự cùng lúc (16 ở hàng trên, 16 ở hàng dưới). ™ Một số hình ảnh về LCD1602A: Hình 45: Màn hình LCD 1602A. P2.1 SW4 DOWN P2.0 SW1 UP P2.2 SW3 MODE

™ Bố trí chân và ý nghĩa các chân:

Hình 46: Bố trí chân thự tế của LCD.

ƒChân 1: GND – chân cấp nguồn âm.

ƒChân 2: VCC – chân cấp nguồn dương.

ƒChân 3: VEE – chân điều khiển độ tương phản.

ƒChân 4: RS (Register Select) cho phép chọn đến thanh ghi lệnh hoặc thanh ghi dữ liệu Khi RS = 0, 1 byte dữ liệu nào đó gửi đến LCD sẽ được đặt vào thanh ghi lệnh để điều khiển LCD. Khi RS = 1, thì 1 byte dữ liệu nào đó gửi đến LCD sẽ được đặt vào thanh ghi dữ liệu và được hiển thị ra ngoài.

ƒChân 5: R/W quy định thao tác là đọc hay ghi. Khi R/W = 0 thao tác được xác lập là ghi. Khi đó có thể gửi dữ liệu đến LCD để hiển thị hoặc điều khiển LCD. Khi R/W = 1 thao tác được xác lập là thao tác đọc. Khi đó có thể đọc về trạng thái của LCD.

ƒChân 6: EN (LCD enable) chân cho phép LCD làm việc. Muốn LCD làm việc thì chân này phải được đặt ở mức cao (EN =1 → cho phép hoạt động, EN = 0 → cấm hoạt động).

ƒChân 7 → 16: Là 8 chân dữ liệu song song của LCD từ D0 đến D7. Dữ liệu có thể được gửi đến LCD theo chế độ giao tiếp 8 bít dữ liệu hoặc 4 bít dữ liệu. Trong chế độ giao tiếp 4 bít dữ liệu thì chỉ có 4 đường dữ liệu bít cao liệu. Trong chế độ giao tiếp 4 bít dữ liệu thì chỉ có 4 đường dữ liệu bít cao (D4 → D7) được sử dụng.

ƒChân 15: Cực Anot của đèn nền Backlight.

ƒChân 16: Cực Katot của đèn nền Backlight.

™ Các lệnh điều khiển LCD 1602A: Các lệnh điều khiển LCD được trình bày trong

bảng 2.3. [4]

Mô tả hoạt động của lệnh Mã lệnh

Xoá màn hình hiển thị 1H

Trở về ñầu dòng 2H

Dịch con trỏ sang trái 4H

Dịch con trỏ sang phải 6H Dịch hiển thị sang phải 5H Dịch hiển thị sang trái 7H

Tắt hiển thị, tắt con trỏ 8H Tắt hiển thị, bật con trỏ 0AH Bật hiển thị ,tắt con trỏ 0CH

Mô tả hoạt động của lệnh Mã lệnh

Nhấp nháy con trỏ 0DH Bật hiển thị, bật con trỏ 0EH Dịch vị trí con trỏ sang trái 10H

Dịch vị trí con trỏ sang phải 14H Dịch toàn bộ hiển thị sang trái 18H

Dịch toàn bộ hiển thị sang phải 1CH Đưa con trỏ về đầu dòng thứ nhất 80H Đưa con trỏ về đầu dòng thứ hai 0C0H

Tạo hai dòng ma trận 5x7 38H

Bảng 2.3: Các lệnh điều khiển LCD.

™ Định địa chỉ: [5]

Khi bật nguồn lên vị trí con trỏ luôn nằm ở cột đầu tiên của dòng thứ nhất. Mỗi lần gửi ra LCD một kí tự thì con trỏ tự động tăng lên một vị trí. Dưới đây là bản đồ địa chỉ của LCD1602:

Hình 47: Địa chỉ của LCD.

Khi muốn di chuyển con trỏ đến một vị trí bất kì trên màn hình LCD ta lấy địa chỉ của vị trí đó cộng với 0x80 sau đó gửi mã lệnh thu được đến LCD.

Ví dụ:

ƒ Muốn di chuyển con trỏ đến vị trí ô số 3 hàng 1: ta gửi mã lệnh (0x02 + 0x80) = 0x82 đến LCD.

ƒ Muốn di chuyển con trỏ đến vị trí số 5 hàng 2 ta gửi mã lệnh (0x44 + 0x80) = =(0x04 + 0x40 + 0x80) = 0xC4 đến LCD.

™ Bảng mã các chữ cái của LCD: [5]

Bảng2. 4: Bảng mã chữ cái của LCD.

™ Tính theo các cột là 4 bít cao, tính theo các hàng là 4 bít thấp trong 8 bít dữ liệu. Cách tra bảng là gióng theo hàng và theo cột để có mã hex của từng kí tự.

Ví dụ: Muốn hiển thị chữ A trên LCD thì gửi ra mã của nó là 0x41 (4 là cột, 1 là hàng tương ứng của chữ A), vv…

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ THI CÔNG THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN NƯỚC CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG PHẦN 2 (Trang 31 -35 )

×