TÍNH KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG TIẾT KIỆM ĐIỆN 1 Chức năng của hệ thống tiết kiệm điện.

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công thiết bị tiết kiệm điện nước cho trường Đại học Lạc Hồng phần 2 (Trang 46 - 49)

1. Chức năng của hệ thống tiết kiệm điện.

Hệ thống tiết kiệm điện (hay còn gọi là hệ thống đóng mở máy điều hòa nhiệt độ tự động) được cài đặt thời gian đóng mở tự động và nhớ thời gian, hiển thị thời gian thực, thời gian on và off của hệ thống. Thời gian này có thể thay đổi và cập nhật được dựa vào các phím chỉnh có trên hệ thống. Khi sử dụng bộ tiết kiệm điệm này sẽ hạn chế được việc sử dụng máy lạnh ở những thời điểm không cần thiết, giảm được chi phí tiền điện phải trả hàng tháng.

Theo yêu cầu của phòng quản trị thiết bị trường ĐH Lạc Hồng về việc sử dụng máy điều hòa nhiệt độ ở các khoa và các phòng ban có sử dụng máy điều hòa nhiệt độ hiện nay đang rất lãng phí, máy điều hòa vẫn hoạt ở những thời điểm không có người (như : giờ nghỉ trưa, hết giờ làm việc nhưng máy điều hòa vẫn được mở, vv…). Vì vậy khi sử dụng bộ tiết kiệm sẽ tránh được những lãng phí đó.

Khi sử dụng bộ tiết kiệm điện thời gian đóng mở của các máy điều hòa nhiệt độ sẽ được cài đặt theo yêu cầu của phòng quản trị thiết bị trường ĐH Lạc Hồng đề ra, thời gian được cài đặt như sau:

ƒ Buổi sáng mở lúc 7h30 đến 11h30 sau đó tắt.

ƒ Buổi chiều mở lúc 13h00 đến 16h30 sau đó tắt.

Các ngày lễ và các ngày chủ nhật hệ thống sẽ tự động tắt máy điều hòa (khi muốn sử dụng máy điều hòa ngoài thời gian cài đặt trên hoặc sử dụng vào các ngày lễ thì liên hệ với phòng quản trị thiết bị trường ĐH Lạc Hồng).

Thời gian khi sử dụng bộ tiết kiệm điện để đóng mở máy điều hòa là:

ƒ Mở: t1 = 7h30 = 7,5(giờ) → Tắt: t2 = 11h30 = 11,5 (giờ)

ƒ Mở: t3 = 13h00 = 13 (giờ) → Tắt: t4 = 16h30 = 16,5 (giờ)

→ tMáy lạnh = (t2 – t1) + (t4 – t3) = (11,5 – 7,5) + (16,5 – 13) = 7,5 (giờ)

2. Đối với phương án 1.

Qua khảo sát thực tế các loại máy điều hòa nhiêt độ ở các khoa và các phòng ban có sử dụng máy điều hòa nhiệt độ ở trường ĐH Lạc Hồng có nhiều model của các hạng khác nhau nhưng thông dụng nhất là máy điều hòa nhiệt độ của hạng Reetech.

Nhóm thực hiện chọn máy điều hòa nhiệt độ của hạng Reetech:

ƒ Model: RT12 –B4.

ƒ Công suất điện: 1,400 (W).

™ Khi máy điều hòa nhiệt độ chưa sử dụng hệ thống đóng mở tựđộng: [1]

Bình thường khi chưa sử dụng hệ thống đóng mở tự động thì thời gian hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ ở phương án 1 là:

tMáy lạnh = 13 (giờ).

Công suất tiêu thụ điện của máy điều hòa nhiệt độ là: P Máy lạnh =1,400 (W) = 1,4 (kW).

Điện năng tiêu thụ của máy điều hòa nhiệt độ trong 1 ngày là: A = P * t = 1,4 * 13 = 18,2 (kWh).

Giá tiền điện phải trả của trường ĐH Lạc Hồng tại thời điểm này là: (giá tham khảo ở phòng quản trị thiết bị trường ĐH Lạc Hồng).

Giá tiền điện = 1,500 (VNĐ).

Số tiền điện phải trả trong 1 ngày cho một máy điều hòa nhiệt độ là: Số tiền điện = điện năng tiêu thụ trong 1 ngày * giá điện.

Số tiền điện = 18,2 * 1,5 = 27,300 (VNĐ).

™ Khi máy điều hòa nhiệt độ sử dụng hệ thống đóng mở tựđộng: [1]

Khi sử dụng hệ thống đóng mở tự động thì thời gian hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ ở phương án 1 là:

tMáy lạnh = 7,5 (giờ).

Công suất tiêu thụ điện của máy điều hòa nhiệt độ là: P Máy lạnh =1,400 (W) = 1,4 (kW).

Điện năng tiêu thụ của máy điều hòa nhiệt độ trong 1 ngày là: A = P * t = 1,4 * 7,5 = 10,5 (kWh).

Giá tiền điện phải trả của trường ĐH Lạc Hồng tại thời điểm này là: (giá tham khảo ở phòng quản trị thiết bị trường ĐH Lạc Hồng).

Giá tiền điện = 1,500 (VNĐ).

Số tiền điện phải trả trong 1 ngày cho một máy điều hòa nhiệt độ là: Số tiền điện = điện năng tiêu thụ trong 1 ngày * giá điện.

= 10,5 * 1,5 = 15,750 (VNĐ).

™ Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 ngày là:

Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 ngày bằng số tiền khi chưa sử dụng hệ thống tiết kiệm trừ đi số tiền khi chưa sử dụng hệ thống tiết kiệm.

Số tiền điện tiết kiệm trong 1 ngày = 27,300 - 15,750 = 11,550 (VNĐ).

™ Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 tháng là:

Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 tháng bằng số tiền tiết kiệm được trong 1 ngày nhân với số ngày trong tháng (28 ngày).

Số tiền điện tiết kiệm trong 1 tháng = 11,550 * 28 = 323,400 (VNĐ).

™ Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm là:

Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm bằng số tiền tiết kiệm được trong 1 tháng nhân với số tháng trong 1 năm (12 tháng).

3. Đối với phương án 2.

™ Nhóm thực hiện chọn máy điều hòa nhiệt độ của hạng Reetech:

ƒModel: RT12 –B4.

ƒCông suất điện: 1,400 (W).

ƒDòng làm việc: 6,6 (A).

™ Khi máy điều hòa nhiệt độ chưa sử dụng hệ thống đóng mở tựđộng: [1]

Bình thường khi chưa sử dụng hệ thống đóng mở tự động thì thời gian hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ ở phương án 2 là:

tMáy lạnh = 9 (giờ).

Công suất tiêu thụ điện của máy điều hòa nhiệt độ là: P Máy lạnh =1,400 (w) = 1,4 (kW).

Điện năng tiêu thụ của máy điều hòa nhiệt độ trong 1 ngày là: A = P * t = 1,4 * 9 = 12,6 (kWh).

Giá tiền điện phải trả của trường ĐH Lạc Hồng tại thời điểm này là: (giá tham khảo ở phòng quản trị thiết bị trường ĐH Lạc Hồng).

Giá tiền điện = 1,500 (VNĐ).

Số tiền điện phải trả trong 1 ngày cho một máy điều hòa nhiệt độ là:

Số tiền điện = điện năng tiêu thụ trong 1 ngày * giá điện.= 12,6 * 1,5 = 18,900 (VNĐ).

™ Khi máy điều hòa nhiệt độ sử dụng hệ thống đóng mở tựđộng: [1]

Khi sử dụng hệ thống đóng mở tự động thì thời gian hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ ở phương án 2 là:

tMáy lạnh = 7,5 (giờ).

Công suất tiêu thụ điện của máy điều hòa nhiệt độ là: P Máy lạnh =1,400 (w) = 1,4 (kW).

Điện năng tiêu thụ của máy điều hòa nhiệt độ trong 1 ngày là: A = P * t = 1,4 * 7,5 = 10,5 (kWh).

Giá tiền điện phải trả của trường ĐH Lạc Hồng tại thời điểm này là: (giá tham khảo ở phòng quản trị thiết bị trường ĐH Lạc Hồng).

Giá tiền điện = 1,500 (VNĐ).

Số tiền điện phải trả trong 1 ngày cho một máy điều hòa nhiệt độ là: Số tiền điện = điện năng tiêu thụ trong 1 ngày * giá điện.

= 10,5 * 1,5 = 15,750 (VNĐ).

™ Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 ngày là:

Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 ngày bằng số tiền khi chưa sử dụng hệ thống tiết kiệm trừ đi số tiền khi chưa sử dụng hệ thống tiết kiệm.

Số tiền điện tiết kiệm trong 1 ngày = 18,900 - 15,750 = 3,150 (VNĐ).

™ Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 tháng là:

Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 tháng bằng số tiền tiết kiệm được trong 1 ngày nhân với số ngày trong tháng (28 ngày).

Số tiền điện tiết kiệm trong 1 tháng = 3,150 * 28 = 88,200 (VNĐ).

™ Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm là:

Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm bằng số tiền tiết kiệm được trong 1 tháng nhân với số tháng trong 1 năm (12 tháng).

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công thiết bị tiết kiệm điện nước cho trường Đại học Lạc Hồng phần 2 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)