TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG.
Qua quá tình khảo sát ở trường ĐH Lạc Hồng về vấn đề sử dụng máy điều hòa nhiệt độ ở các văn phòng khoa và các phòng ban có sử dụng máy điều hòa, nhóm thực hiện đã đưa ra các phương án về tình hình sử dụng máy diều hòa như sau:
1. Phương án 1.
Các máy điều hòa được bật từ: 7h30 đến 20h30 mới được tắt.
Đối với phương án này là trường hợp các văn phòng khoa, các phòng ban có sử dụng máy điều hòa khi hết giờ làm việc hành chánh các nhân viên ra về nhưng không tắt (hoặc quên không tắt) máy điều hòa nhiệt độ. Lúc này máy vẫn tiếp tục hoạt động cho đến hết giờ làm việc của trường (khoảng 20h30) lúc này các nhân viên bảo vệ của trường cúp điện toàn hệ thống các phòng học, văn phòng khoa và các phòng ban thì máy điều hòa mới ngưng hoạt động.
Toàn hệ thống được các nhân viên bảo vệ bật nguồn từ lúc (7h30) và tắt toàn bộ hệ thống lúc (20h30). Như vậy thời gian hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ trong 1 ngày là:
+ Thời gian mở: t1 = 7h30 = 7,5 ( giờ). + Thời gian tắt: t2 = 20h30 = 20,5 ( giờ).
→ Nên thời gian hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ ở phương án 1 là:
t máy lạnh = t2 – t1 = 20,5 – 7,5 = 13 ( giờ).
2. Phương án 2.
Các máy điều hòa được bật từ: 7h30 đến 16h30 được tắt (thời điểm nhân viên bắt đầu làm việc là 7h30 và kết thúc giờ làm việc là 16h30).
Đối với phương án này là trường hợp các văn phòng khoa, các phòng ban có sử dụng máy điều hòa khi hết giờ làm việc hành chánh các nhân viên ra về tắt máy điều hòa nhiệt độ.
Máy điều hòa đựơc các nhân viên của các phòng ban sử dụng lúc bắt đầu giờ làm việc, bật nguồn từ lúc (7h30) và tắt lúc (16h30). Như vậy thời gian hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ trong 1 ngày là:
+ Thời gian mở: t1 = 7h30 = 7,5 ( giờ). + Thời gian tắt: t2 = 16h30 = 16,5 ( giờ).
→ Nên thời gian hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ ở phương án 2 là: t máy lạnh = t2 – t1 = 16,5 – 7,5 = 9 ( giờ).