Mất bám dính quanh răng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai (Trang 30 - 32)

đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 2.1 Đối tợng nghiên cứu

2.2.2.5.Mất bám dính quanh răng.

• Khái niệm:

Mất bám dính QR: là khoảng cách từ chỗ nối men - xơng răng (CEJ - cemento enamel junction) đến đáy túi lợi khi thăm dò. MBD là dấu hiệu duy nhất có thể đánh giá mức độ phá huỷ tổ chức QR, nó phản ánh gián tiếp mức tiêu xơng ổ răng.

• Cách tiến hành

Cầm cây thăm dò sao cho trục đầu cây thăm dò song song với trục của răng đợc khám. Đa đầu cây thăm dò vào trong túi lợi ở 6 điểm cho mỗi răng: ngoài, trong (gần, giữa, xa) rồi lấy trung bình cho mỗi răng thăm dò để xác định độ mất bám dính QR. Khi lách đầu cây thăm dò vào túi lợi, đầu của cây thăm dò phải theo hình thái giải phẫu của bề mặt chân răng.

Hình minh họa đo mất bám dính QR bằng cây thăm dò của WHO.

Cách thức khám và ghi nhận độ MBD một cách nhanh chóng và tin cậy nhất là ghi ngay mã số sau khi khám tình trạng QR. Đôi khi mã số cao nhất trong tình trạng QR và độ MBD không nhất thiết phải trên cùng một răng.

Chúng tôi ghi mã số MBD lớn nhất đại diện cho mỗi vùng lục phân, đồng thời ghi tổng số răng bị MBD của đối tợng vào mẫu phiếu nghiên cứu.

• Kết quả mã số về độ MBD [51]:

0 : MBD 0 – 3 mm (CEJ không thấy và mã số CPI từ 0 – 3) Mã số 0 có thể ghi khi CEJ không thấy đợc và mã số CPI là 4. 1 : MBD 4 – 5 mm (CEJ trong vạch đen).

2 : MBD 6 – 8 mm (CEJ giữa vạch đen trên và vạch 8.5 mm). 3 : MBD 9 – 11 mm (CEJ giữa vạch 8.5 mm và vạch 11.5 mm). 4 : MBD 12 mm (CEJ ngoài vạch 11.5 mm).

9 : Không ghi nhận đợc (không thấy đợc CEJ do không xác định hay không phát hiện đợc).

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai (Trang 30 - 32)