Cách ghi nhận kết quả thăm khám.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai (Trang 57 - 58)

- Đợc sự đồng ý của thầy hớng dẫn khoa học Sự đồng tình ủng hộ của ban lãnh đạo khoa nội tiết, khoa răng hàm mặt – bệnh viện Bạch Mai.

4.1.2.Cách ghi nhận kết quả thăm khám.

Chúng tôi tiến hành ghi nhận kết quả thăm khám vào mẫu phiếu điều tra dựa trên các chỉ số nghiên cứu thông dụng đợc thống nhất trên toàn thế giới.

• Chỉ số lợi GI (gingival index) của Loở & Silness.

Chúng tôi tiến hành khám các răng chỉ số “index teeth” nhằm đánh giá: -Sự thay đổi màu sắc, trơng lực của lợi.

-Có chảy máu lợi hay không (chảy máu tự nhiên hay sau thăm dò).

• Chỉ số VSRM đơn giản OHI-S của Green & Vermillion.

Chỉ số OHI-S là tổng của chỉ số cặn (DI-S) và chỉ số cao răng (CI-S)

Sử dụng dung dịch chỉ thị màu Erythrosin để nhuộm màu mảng bám, sau đó khám các răng chỉ số “index teeth” nhằm phát hiện:

-Mảng bám răng. -Cao răng.

• Chỉ số nhu cầu điều trị CPITN của Ainamo.

Chúng tôi chia cung răng thành 6 vùng lục phân (sextant), khám tất cả các răng của vùng lục phân, nhng chỉ ghi nhận tình trạng của một răng nặng nhất làm đại diện cho vùng lục phân đó.

Sau đó lấy tình trạng nặng nhất của các vùng lục phân để tính nhu cầu điều trị cho bệnh nhân.

• Chỉ số mất bám dính QR thăm dò.

Chúng tôi sử dụng cây thăm dò QR để khám và đo độ mất bám dính (MBD) theo hớng dẫn điều tra sức khoẻ răng miệng của WHO năm 1997 [51].

Để thuận tiện và đảm bảo độ chính xác, chúng tôi tiến hành ghi nhận MBD ngay sau khi lấy chỉ số CPITN. Cũng nh chỉ số CPITN, chúng tôi chỉ ghi nhận mức MBD lớn nhất để đại diện cho vùng lục phân. Ngoài ra để đánh giá mức độ trầm trọng, chúng tôi còn ghi nhận tổng số răng bị MBD/ngời với qui ớc răng đ- ợc coi là MBD khi MBD thăm dò > 3 mm.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai (Trang 57 - 58)