Chỉ số GI (gingival index).

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai (Trang 61 - 63)

- Đợc sự đồng ý của thầy hớng dẫn khoa học Sự đồng tình ủng hộ của ban lãnh đạo khoa nội tiết, khoa răng hàm mặt – bệnh viện Bạch Mai.

4.2.6. Chỉ số GI (gingival index).

Theo nghiên cứu của chúng tôi GI mã số 1 chiếm 37.5%, GI mă số 2 chiếm 46.4%, GI mã số 3 chiếm 16.1%. Kết quả này có khác với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Nhơn [10] với GI mã số 0 chiếm 1% và GI mã số 3 chiếm 1%. Theo chúng tôi sở dĩ có sự khác biệt này là do: thứ nhất, cùng nghiên cứu trên bệnh nhân nội viện nhng thời gian mắc ĐTĐ của đối tợng trong nghiên cứu của Lê Thị Thanh Nhơn ≤ 4 năm, còn đối tợng của chúng tôi có thời gian mắc ĐTĐ từ 1 đến 26 năm (trung bình là 5.6 5.1 năm); thứ hai do địa điểm nghiên cứu±

khác nhau, Lê Thị Thanh Nhơn nghiên cứu ở bệnh viện nội tiết còn chúng tôi nghiên cứu ở bệnh viện Bạch Mai – nơi chủ yếu tiếp nhận bệnh nhân nặng.

Cũng theo kết quả của chúng tôi, khi so sánh chỉ số GI với mức độ VSRM (theo chỉ OHI-S) và với ngỡng đờng máu lúc đói khi nhập viện, chúng tôi nhận thấy rằng chỉ số GI tăng cao nghĩa là tình trạng viêm lợi nặng lên tỉ lệ thuận với tình trạng VSRM kém và ngỡng đờng máu tăng cao. Mặt khác chúng tôi thấy ở nhóm VSRM tốt không có bệnh nhân nào có GI mã số 2 và 3, còn ở nhóm VSRM kém có tới 83.9% bệnh nhân có GI mã số 3. Theo ngỡng đờng máu, chúng tôi thấy rằng GI mã số 1 tỉ lệ nghịch còn GI mã số 3 lại tỉ lệ thuận với ng- ỡng đờng máu tăng cao. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Ervasti T và cộng sự (1985) [28], Shlossman M và cộng sự (1990) [44], Oliver RC và cộng sự (1994) [40].

Tuy nhiên khi so sánh chỉ số GI theo thời gian phát hiện ĐTĐ, chúng tôi không nhận thấy có sự nặng lên của chỉ số GI khi thời gian mắc ĐTĐ tăng lên.

Nh vậy theo chúng tôi những yếu tố ảnh hởng tới tình trạng viêm lợi của đối tợng nghiên cứu là VSRM kém và đờng máu tăng cao. Thời gian mắc ĐTĐ kéo dài không ảnh hởng tới tình trạng viêm lợi.

Ngoài ra chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác biệt về tỉ lệ viêm lợi khi so sánh với các điều tra cơ bản. Trong báo cáo điều tra SKRM toàn quốc năm 2001, tác giả Trần Văn Trờng đã kết luận tỉ lệ viêm lợi chiếm 96.7% , trong đó viêm lợi đơn thuần là 31.8% [18]; Còn trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ viêm lợi là 100%, trong đó viêm lợi đơn thuần chiếm 33.8%. Nh vậy phần nào nói lên rằng tình trạng viêm lợi ở ngời ĐTĐ có nặng hơn ngời bình thờng.

Kết luận tình trạng lợi ở bệnh nhân ĐTĐ nặng hơn ở ngời bình thờng của chúng tôi cũng phù hợp với kết luận của tác giả Guglielmo Campus (Italy – 2005) [32] và R. Del Toro (Mexico – 2006) [42].

4.2.7. Chỉ số OHI-S (Oral Hygiene Index Simplified).

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ VSRM tốt rất thấp chỉ chiếm 8.9%, tỉ lệ VSRM trung bình là 40.6% và tỉ lệ VSRM kém là 50.5%, trung bình chỉ số OHI-S là 3.052 1.088.±

Khi so sánh với các nghiên cứu khác đợc thực hiện trên các đối tợng bình thờng ở cùng độ tuổi, chúng tôi thấy kết quả của chúng tôi có cao hơn. Theo nghiên cứu của chúng tôi, 100% bệnh nhân có cao răng và mảng bám với các mức độ khác nhau, tỉ lệ VSRM trung bình và kém là 91.1%. Trong khi đó theo điều tra SKRM toàn quốc trên đối tợng ngời lớn tuổi năm 2001, tác giả Trần Văn Trờng kết luận tỉ lệ cao răng chiếm 97.2% [18].

Kết luận tình trạng VSRM ở ngời bệnh ĐTĐ kém hơn ở ngời bình thờng cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác.

Guglielmo Campus (Italy – 2005) [32] khi nghiên cứu đối chứng giữa nhóm ĐTĐ type 2 gồm 71 ngời, tuổi trung bình là 61 11 với nhóm chứng gồm±

141 ngời hoàn toàn khoẻ mạnh, tuổi trung bình là 59.1 9.2 đã đ± a ra kết luận VSRM ở nhóm bệnh kém hơn với p < 0.05.

R. Del Toro (Mexico – 2006) [42] tiến hành nghiên cứu trên 226 bệnh nhân tuổi đời từ 18 đến 84, trong đó gồm 180 ngời bình thờng và 46 ngời ĐTĐ type 2 cũng kết luận rằng VSRM (OHI-S) ở nhóm bệnh kém hơn ở ngời bình th- ờng với p < 0.01.

Nh vậy rõ ràng VSRM ở ngời ĐTĐ nói chung kém hơn ngời bình thờng. Vậy câu hỏi cần đặt ra là nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt trên. Theo chúng tôi việc VSRM tốt hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn nh ý thức, sự hiểu biết về tầm quan trọng của VSRM, kiến thức về cách giữ gìn VSRM...của mỗi ngời. Song đối với ngời bệnh ĐTĐ lại có đặc thù riêng. Do ĐTĐ là bệnh mãn tính suốt đời, những đợt bệnh nặng lên gây ảnh hởng không nhỏ tới sức khoẻ toàn thân, chính điều này đã tác động sấu tới việc VSRM cũng là điều dễ hiểu, khi mệt mỏi tất nhiên chúng ta chẳng thiết làm gì. Bên cạnh đó ngời bệnh ĐTĐ vẫn còn thiếu kiến thức và hiểu biết về tác dụng cũng nh phơng pháp giữ gìn VSRM khoa học nên đã không coi trọng nó. Mặt khác một bộ phận không nhỏ ngời bệnh ĐTĐ đã có biểu hiện tiêu cực, họ có tâm lý chán nản, buông suôi, phó mặc số phận... dẫn tới việc lơ là chăm sóc bản thân.

Nh vậy theo chúng tôi ý thức, sự hiểu biết đóng vai trò then chốt trong việc giữ gìn VSRM, điều này cũng vô cùng quan trọng vì nó ảnh hởng trực tiếp tới sức khoẻ răng miệng nói riêng và sức khoẻ toàn thân nói chung.

Trong nghiên cứu của mình, một lần nữa chúng tôi khẳng định lại mối t- ơng quan giữa VSRM với sức khoẻ vùng QR. Qua đồ thị 3.1 và 3.2 chúng ta thấy tơng quan tuyến tính chặt chẽ giữa chỉ số OHI-S với chỉ số GI và CPITN theo chiều đồng biến. Kết luận này thay cho lời khuyến cáo giúp cho ngời bệnh ĐTĐ nói riêng và toàn dân nói chung có ý thức hơn trong việc VSRM.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w