Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành tại CDTC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng (Trang 35)

Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành được xác định trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty là từng công trình, hạng mục công trình.

Hàng năm Công ty thi công rất nhiều công trình ở nhiều địa điểm khác nhau, thời gian hoàn thành cũng khác nhau. Khi công trình hoàn thành bàn giao, chủ đầu tư và Công ty quyết toán nghiệm thu công trình. Trên cơ sở đó kỳ tính giá thành được xác định theo năm, vào ngày 31/12 hàng năm.

Tính giá thành sản phẩm là công tác cuối cùng của quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá vốn, từ đó tính ra lãi của doanh nghiệp. Giá thành các hạng mục công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh trừ lúc khởi điểm đến khi hoàn thành. Các chi phí này được hạch toán trên các sổ (thẻ) kế toán chi tiết chi phí sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành được thanh toán với chủ đầu tư. Vì vậy trong kỳ báo cáo ngoài việc tính giá thành của các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành kế toán phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo được tính theo công thức:

Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ của công trình, hạng mục công trình Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ của công trình, hạng mục công trình Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình, hạng mục công trình = + -

Cuối năm căn cứ vào tổng chi phí thực tế phát sinh trong năm, căn cứ vào giá trị chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, kế toán lập Bảng tính giá thành, rồi tính ra giá thành thực tế của công trình. Do sản phẩm xây lắp hoàn thành được bán ngay nên giá thành thực tế được kết chuyển ngay sang TK 632 - Giá vốn hàng bán, được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.

Sau khi kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lập Bảng tính giá thành sản phẩm để tập hợp giá thành các công trình trong năm. Từ đó, kế toán đối chiếu, kiểm tra giữa Bảng tính giá thành sản phẩm với số liệu tổng cộng ở các Sổ chi tiết và Sổ cái chi phí sản xuất đã tập hợp trước đây. Bảng tính giá thành công trình được thể hiện theo Biểu đổ 2.15

Biểu số 2.15 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2007 Tên công trình, hạng mục CP dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

CP NVLTT CP NCTT CP Máy CP chung Cộng tổng Chi phí dở dang cuối kỳ Giá vốn hàng bán … … … … … … … … … Trường tiểu học thị trấn Phố Mới 360,056,396 39,256,248 59,650,000 11,069,925 35,806,248 145,782,422 505,838,818 … … … … … … … .Cộng … Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên)

THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG.

3.1. Đánh giá thực trạng kế toán CPSX và tính GTSPXL tại Công ty CP Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng

3.1.1 Những ưu điểm

Những thành tích đã đạt được của Công ty không thể không nhắc đến sự đóng góp của phòng kế toán. Phòng kế toán của Công ty được bố trí hợp lý với đội ngũ nhân viên có trình độ, có năng lực, sáng tạo, nhiệt tình và trung thực với công việc. Các kế toán viên được phân công công việc cụ thể, phù hợp với năng lực đã giúp công tác kế toán được xử lý kịp thời. Công ty đã áp dụng kế toán máy, giảm bớt được khối lượng ghi trên sổ kế toán, đáp ứng được đầy đủ thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của Công ty. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật đầy đủ, chính xác từ đó phục vụ đắc lực cho công tác phân tích và quản lý kinh tế.

Bộ máy kế toán Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, tạo được sự thống nhất và phù hợp với tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là các công trình hay hạng mục công trình là phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp do sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, thời gian thi công thường kéo dài... Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành công trình, hạng mục công trình đều theo phương pháp trực tiếp rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh xây lắp vì vừa đảm bảo theo dõi từng khoản mục chi phí vừa dễ dàng tính giá thành sản phẩm khi sản phẩm xây lắp hoàn thành. Đồng thời so sánh được chi phí sản xuất xây lắp thực tế phát sinh với dự toán.

Về hạch toán chi phí NVL trực tiếp : Chứng từ về chi phí NVL trực tiếp

Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Ở công ty, việc sử dụng máy

thi công cũng hạn chế, nên khối lượng công việc hầu hết do sức lao động của con người thực hiện. Do đó, chi phí tiền lương cho người lao động cũng chiếm tỷ lệ cao. Lực lượng tham gia sản xuất trực tiếp bao gồm: công nhân của đơn vị và một bộ phận công nhân thuê ngoài theo thời vụ. Các công nhân này được ký hợp đồng tại chỗ. Việc sử dụng nhân công thuê ngoài ngay tại địa điểm công trình không những thuận lợi cho việc thi công mà còn tiết kiệm được chi phí do không phải di chuyển lao động và giá nhân công thuê ngoài thường rẻ hơn.

Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: Việc sử dụng máy thi công

được Công ty chia làm 2 trường hợp là sử dụng máy thi công của Công ty và thuê ngoài máy thi công. Các chi phí cho việc sử dụng máy của Công ty được tập hợp và phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức chi phí NVL trực tiếp. Còn trường hợp thuê ngoài máy thi công thì Công ty hạch toán vào chi phí mua ngoài máy thi công. Việc hạch toán như vậy vừa cụ thể vừa phản ánh được chi phí sử dụng máy thi công theo từng hình thức tổ chức thi công bằng máy.

Về hạch toán chi phí sản xuất chung: Việc hạch toán được tuân thủ theo

chế độ kế toán quy định về nội dung, phương pháp tính và hạch toán. Ngoài ra tại Công ty chi phí sản xuất chung được kế toán phân ra các khoản mục khá chi tiết và rõ ràng. Điều này đã tạo điều kiện cho việc theo dõi chi phí một các chặt chẽ. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình. Các khoản chi phí cần phân bổ cho nhiều công trình sẽ căn cứ vào khoản mục chi phí NVL trực tiếp, tạo điều kiện cho công tác quản lý và tổng hợp chi phí chính xác và có hiệu quả. Đây là một ưu điểm lớn trong công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty.

thành được chính xác và hợp lý hơn.

Những ưu điểm trên có tác dụng tích cực trong công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Từ đó thông tin kế toán đưa ra phục vụ đắc lực cho nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời.

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu.

3.1.2.1. Về công tác luân chuyển chứng từ.

Trình tự luân chuyển chứng từ từ các đơn vị trực thuộc lên phòng kế toán Công ty để hạch toán còn chậm do Công ty có nhiều đơn vị trực thuộc, địa bàn hoạt động rộng lớn, nằm rải rác, cách xa nhau. Nhất là những công trình ở xa có khi đến giữa hoặc cuối tháng này mới nhận được chứng từ của tháng trước đó. Mặt khác do nhận thức của các cán bộ kế toán chưa đầy đủ, trình độ kế toán còn yếu, chưa đồng đều, bản thân đơn vị còn ỷ lại trông chờ vào sự nhắc nhở của Công ty, Công ty cũng chưa chủ động kiểm tra, kiểm soát đốc thúc đơn vị thực hiện thanh quyết toán công trình. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do Công ty chưa có quy định rõ ràng về ngày nộp chứng từ của các đơn vị trực thuộc lên phòng kế toánCông ty. Nguyên nhân này đã làm cho công việc kế toán phần lớn dồn vào cuối kỳ, với khối lượng công việc lớn dễ dẫn đến sai sót khi hạch toán và các thông tin kế toán được cung cấp chậm. Đây là một hạn chế không phải riêng có của Công ty mà là hạn chế thường gặp phải ở các công ty xây lắp khác.

3.1.2.2. Về biểu mẫu chứng từ dùng trong kế toán chi phí sản xuất.

Về chứng từ phản ánh chi phí NVL trực tiếp: Các chứng từ về NVL ở

Công ty chưa phản ánh được các thiếu hụt trong vận chuyển, giao nhận vật tư. Thực tế các thiếu hụt này là không thể tránh khỏi. Công ty cần có thêm chứng từ để phản ánh tình trạng này, tránh sai sót trong quá trình hạch toán.

lớn về giá cả. Thực tế tại Công ty hạn mức này được giữ trong nhiều năm, không cập nhật do đó thiếu chính xác khi xây dựng các kế hoạch sử dụng NVL từng tháng. Ngoài ra, các chứng từ cũng chưa phản ánh được việc quản lý NVL theo hạn mức sử dụng. Do vậy cần có thêm chứng từ về việc xuất vật tư cho sản xuất theo hạn mức sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vật liệu mua về sử dụng trực tiếp cho công trình nhưng do phần mềm nên Công ty vẫn phải hạch toán thông qua việc nhập kho rồi mới xuất bằng cách lập Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho. Điều này là không cần thiết và sẽ làm cho hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán cồng kềnh phức tạp.

V

ề chứng từ phản ánh chi phí nhân công trực tiếp: Tại Công ty theo dõi

chi phí nhân công trực tiếp tại các đội thi công chỉ thông qua Bảng chấm công và Bảng thanh toán tiền lương. Việc theo dõi này chỉ mang tính phản ánh chính xác số công và tình hình thanh toán tiền lương cho công nhân tại các đội mà chưa phản ánh được tiến độ thi công của công trình. Ở các đội cần có thêm chứng từ phản ánh việc xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành nhằm phản ánh được tiến độ thi công. Đây cũng là căn cứ đề Công ty tiến hành thưởng phạt phù hợp.

Hiện nay tại Công ty có một số lượng lớn lao động thuê ngoài theo thời vụ. Số công nhân thuê ngoài này không được Công ty trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Việc theo dõi chi phí nhân công trực tiếp tại đội thi công không phản ánh riêng được chi phí nhân công thuê ngoài. Điều này gây khó khăn trong việc tính các khoản trích theo lương. Vì vậy Công ty cần có thêm chứng từ phản ánh riêng lương nhân công thuê ngoài.

Về chứng từ phản ánh chi phí sử dụng máy thi công: Các chi phí sử dụng

máy thi công được tập hợp chung cho nhiều đối tượng và được phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức phân bổ là chi phí NVL trực tiếp do Công ty chưa theo dõi được tình hình sử dụng ca máy để làm căn cứ phân bổ. Muốn vậy cần phải có chứng từ theo dõi được tình hình sử dụng máy thi công trong

Việc theo dõi hoạt động MTC Công ty chỉ tiến hành trên sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh mà chưa theo dõi riêng biệt từng MTC để nắm được tình hình hoạt động của từng máy, từ đó có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng nhằm phục vụ thi công hiệu quả hơn.

-Về chi phí khấu hao MTC:

Chi phí Khấu hao MTC hiện vẫn đang hạch toán vào TK 627(4). Phương pháp hạch toán như vậy không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, làm tăng chi phí sản xuất chung và làm giảm chi phí sử dụng MTC

3.1.2.3. Việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán số 02. cầu của chuẩn mực kế toán số 02.

Hiện nay tại Công ty khi hạch toán chi phí sản xuất chung chỉ phân thành các loại như: Chi phí nhân viên quản lý đội, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền mà chưa phản ánh chi phí sản xuất chung theo cách ứng xử chi phí là biến phi, định phí và hỗn hợp phí theo quy định của chuẩn mực kế toán hàng tồn kho (VAS02).

3.1.2.4. Về chi phí thiệt hại trong sản xuất.

Do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp, chi phí thiệt hại trong sản xuất là một khoản chi phí đặc thù. Trong thực tế việc ngừng sản xuất vì lý do thời tiết và thiệt hại do phá đi làm lại là điều không thể tránh khỏi do việc xây dựng chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thiên nhiên trong quá trình thi công. Tuy nhiên hiện nay trong do Công ty dùng phương thức khoán gọn cho các đội thi công nên chi phí thiệt hại không được tách bạch trong hạch toán tại Công ty. Trong trường hợp Công ty phải hỗ trợ bù đắp thiệt hại thì thiếu căn cứ thông tin.

thành sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy các chủ doanh nghiệp rất quan tâm đến việc quản lý tốt chi phí.

Hơn nữa trong doanh nghiệp xây lắp giá bán được xác định trước giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Do vậy cơ sở để xác định giá bán chính là giá dự toán. Mà việc xây dựng giá dự toán chính là dựa trên giá thành các sản phẩm xây lắp mà công ty đã thực hiện trước đây. Ngoài ra giá thành sản phẩm còn là căn cứ các định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp. Do vậy công tác kế toán giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

Hiện nay công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn không tránh khỏi những yếu kém không chỉ tồn tại riêng của Công ty mà là tình trạng chung của rất nhiều các doanh nghiệp xây lắp khác. Do vậy việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là một vấn đề cấp thiết.

Như vậy tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kế toán của Công ty. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở Công ty, các xí nghiệp, đội trực thuộc, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm và hiệu quản nhất. Từ đó giúp Công ty phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đây chính là điều kiện tạo ưu thế cạnh tranh cho Công ty.

Việc luân chuyển chứng từ còn chậm là một vấn đề tồn tại ở rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xây lắp mà hiện nay vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Riêng với Công ty CP Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng (Trang 35)