Một số đề xuất

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam.pdf (Trang 90 - 106)

Xuyên suốt chương 3 của đề tài, tác giả đã chỉ ra được tiềm năng của ngành ngân hàng đầu tư ở Việt Nam, đồng thời tác giả cũng đã vạch ra lộ trình cùng những giải pháp cụ thể và thiết thực cho việc thành lập định chế tài chính này trong thời gian tới. Do đĩ, để kết thúc đề tài này, tác giả cĩ một số đề xuất như sau đối với các cơ quan chức năng, đặc biệt là UBCKNN:

Với những tiềm năng hiện nay của thị trường tài chính Việt Nam thì việc hướng tới thành lập ngân hàng đầu tư là một điều cấp thiết.

- Cải thiện hành lang pháp lý thơng thống hơn nữa để thu hút đầu tư nước ngồi nhằm phát triển thị trường vốn.

- Cần cĩ định hướng cụ thể về mặt pháp lý nhằm giúp cho các CTCK dễ dàng trong việc chủ động chuyển đổi hình thức hoạt động. Cụ thể hơn là ban hành những thủ tục pháp lý bao gồm những bước nào? Điều kiện chuyển đổi? Thời gian chuyển đổi?

- Chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn và ngân hàng đầu tư thơng qua việc tài trợ các dự án giáo dục cĩ liên quan.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng đầu tư quốc tế cĩ mặt tại Việt Nam và cĩ chính sách ưu đãi trong thời gian hoạt động để học hỏi kinh nghiệm tổ chức, khả năng quản lý trong kinh doanh.

- Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư thơng qua các chính sách cụ thể.

- Xử lý nghiêm khắc các trường hợp khơng tuân thủ kỷ luật tài chính và cĩ dấu hiện thiếu minh bạch trong quá trình hoạt độ

KẾT LUẬN

Trong khi sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tư Mỹ trong năm 2008 khiến thị trường tài chính thế giới e ngại thì ở Việt Nam mơ hình này lại đang hợp thời, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên xác định con đường đi cho ngân hàng đầu tư tại Việt Nam là một bài tốn khơng hề đơn giản.

Giờ đây, các ngân hàng đầu tư Mỹ đã tồn tại trong một “thân xác” mới là ngân hàng tổng hợp, thực hiện cả nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại. Lịch sử ngân hàng đầu tư thuần của Mỹ cho thấy, các ngân hàng đầu tư nắm giữ tỷ lệ tài sản dài hạn quá lớn (chẳng hạn cố phiếu trong ngành bất động sản), nhưng lại khơng cĩ chức năng huy động vốn ngắn hoặc trung hạn (như một cách dự trữ vốn phịng hộ), nên khi thị trường bất động sản sa sút họ khơng thể xoay xở kịp để trả đúng hạn các khoản nợ đã vay để đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy, sự chuyển đổi mơ hình từ ngân hàng đầu tư thuần sang ngân hàng đa năng giúp tạo tính thanh khoản thường xuyên cho ngân hàng, tạo được sự cân bằng. Cĩ thể nhận định rằng, trong khi ở Mỹ khái niệm “ngân hàng đầu tư” đã trở thành một nỗi đau khơng muốn khơi lại thì ở Việt Nam mơ hình này dường như đang là xu hướng của tương lai.

Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam sẽ được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau.

Thứ nhất là mơ hình ngân hàng đầu tư “thuần” tại nội địa, tập trung vào 3 chức năng chính: i)

hợp tác với các ngân hàng đầu tư nước ngồi nhằm hỗ trợ các khách hàng quốc tế cĩ ý quan tâm đến Việt Nam; ii) tư vấn cho các quỹ đầu tư và tập đồn tài chính nước ngồi quan tâm đến Việt Nam và iii) tham vấn cho doanh nghiệp Việt Nam và các quỹ đầu tư địa phương trong việc huy động vốn, M&A hoặc liên doanh.

Thứ hai là ngân hàng đầu tư quốc tế thành lập cơng ty con tại Việt Nam và lập liên doanh để

thực hiện những nghiệp vụ ngân hàng đầu tư khác nhau.

Con đường thứ ba hình thành ngân hàng đầu tư là từ các cơng ty chứng khốn hàng đầu ở Việt Nam. Ba con đường này sẽ phát triển ra sao trong thời gian tới? Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Thiết lập mơ hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam” tác giả đã phần nào lý giải được vấn đề trên.

Bên cạnh đĩ, tác giả đã khái quát được lý thuyết tổng quan về ngân hàng đầu tư, thực trạng của hoạt động của ngân hàng đầu tư trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, qua đĩ đề ra những giải pháp thiết thực nhằm vẽ nên một bức tranh tươi sáng về mơ hình ngân hàng đầu tư ở Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả hy vọng đề tài này sẽ giúp cho đọc giả cĩ cái nhìn rõ nét hơn về ngành ngân hàng đầu tư ở Việt Nam hiện tại và trong tương lai./.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tƣ trên thế giới

Vào thế kỷ XIX thị trường chứng khốn bị chi phối bởi một vài cơng ty nhỏ. Một số cơng ty nổi tiếng lúc bấy giờ là Rothschilds, the Barings and the Browns. Đa số những cơng ty này cĩ nguồn gốc xuất xứ từ việc giao thương ở Đại Tây Dương vào thế kỷ 18. Họ nhập khẩu hàng hĩa từ châu Âu, đặc biệt là từ Anh theo yêu cầu của những nhà sản xuất, sau đĩ xuất khẩu trở lại những sản phẩm hồn thành.

Lúc bây giờ, luật thương mại của Anh và Mỹ vào thế kỷ 18 cịn cĩ tầm ảnh hưởng lớn đến vấn đề đất đai và phân cấp xã hội trong sự phát triển của nĩ. Bồi thẩm đồn được tự do tùy tiện phán quyết thay vì làm cho bản án trong các tranh chấp bán buơn được giải quyết theo hướng của trọng tài thương mại. Nĩ đặc biệt khĩ khăn cho các chủ nợ để theo đuổi người phải thi hành của mình thơng qua tịa án. Vì thế họ cần một sự thay đổi cho thĩi quen pháp lý này. Những thương gia Đại Tây Dương là những người tiên phong trong lĩnh vực này. Bởi họ hoạt động giao thương trên nhiều lãnh địa khác nhau, khơng cĩ trụ sở cố định và do vậy khơng chịu sự kiểm sốt của một tổ chức cụ thể nào. Nếu họ phải tuân theo các hợp đồng kinh tế dài hạn dưới sự quản chế của tịa án lãnh địa thì rõ ràng họ sẽ gặp khĩ khăn trong quá trình hoạt động. Do đĩ họ đã thuyết phục các thương gia bản địa thực hiện các thỏa thuận ràng buộc thơng qua các hợp đồng kinh tế mang tính phi lục địa và nhờ sự can thiệp của một tổ chức trung gian đĩng vai trị giám sát và thực thi pháp luật. Những nghiên cứu gần đây cho thấy giao dịch trung cổ Châu Âu được thiết kế cho việc thực thi pháp luật tư nhân trong việc mua bán các viên kim cương hoặc trong các ngành cơng nghiệp.

Việc làm ăn của họ dựa trên mối quan hệ uy tín tuy nhiên cũng phải tuân theo các thỏa thuận cam kết trong dài hạn. Do đĩ, những người trồng bơng đã dựa vào mối quan hệ của mình với các thương gia để vận chuyển và bán hàng của mình. Họ cĩ nhiệm vụ phải báo cáo trung thực về chất lượng của lơ hàng, và sẽ chịu phạt nếu cĩ sự gian dối. Nếu việc kinh doanh thuận lợi, họ sẽ duy trì tốt mối quan hệ buơn bán, bằng cách giữ chân các thương gia ở lại với mình. Đồng thời, để theo đuổi cơng việc kinh doanh hàng hĩa của mình, các thương nhân Đại Tây Dương đã phát triển và duy trì các mối quan hệ gần gũi, danh tiếng của mình với các nhà cung ứng. Để rồi từ đĩ họ thu thập được một lượng thơng tin lớn về các khách hàng đang hoạt động trong lĩnh vực mình kinh doanh. Từ đĩ họ sử dụng các mối quan hệ và thơng tin của mình cĩ được để tiến hành cho vay và thực hiện kinh doanh thơng qua việc hốn đổi tiền tệ. Mầm mĩng của ngân

hàng đã bắt đầu xuất hiện từ đây. Và những thương gia Đại Tây Dương lúc này đã trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính.

Những tiến bộ trong lý thuyết và thực thi luật pháp đã khiến những hợp đồng thương mại hàng hĩa trở nên đơn giản hơn trước, đồng thời vào thế kỷ 19, thơng tin giữa châu Âu và châu Mỹ cũng được cải thiện hơn nhiều, do đĩ đã phần nào phá hủy lợi thế cạnh tranh thơng tin về các mối quan hệ của các thương gia đã gầy dựng trước đĩ. Vậy nên các thương nhân đã dựa vào danh tiếng của mình để gầy dựng nên một thị trường mới. Đĩ là thị trường tài chính.

Những tiến bộ của nền cơng nghiệp và sự mở rộng chi tiêu của nhà nước là điều kiện tuyệt vời cho thị trường tài chính phát triển trong thời điểm này.

Tài chính doanh nghiệp hiện đại dạy cho ta thấy rằng thơng tin là một điều hết sức quan trọng khi một cơng ty cần tăng vốn: những nhà đầu tư chỉ chấp nhận bỏ tiền túi của mình để gĩp vốn mạo hiểm một khi họ nắm được thơng tin về tiềm năng thương mại của dự án cũng như khả năng quản lý vẹn tồn của bên nhận đầu tư. Do đĩ họ cần cĩ thơng tin trước khi đưa ra những quyết định mang tính trọng đại. Trong khi một số tài sản như: quặng kim loại, đất đai, máy mĩc,…cĩ thể đem ra trao đổi mua bán một cách dễ dàng song tài sản thơng tin thì khơng như vậy. Bởi lẽ khĩ cĩ thể chứng minh tại tịa rằng một người đã cố tình tạo ra những thơng tin cần thiết để củng cố các giao dịch hay tương tự như việc ngăn chặn người này bán cùng một thơng tin nhiều lần và do đĩ làm giảm giá trị thơng tin, gây thiệt hại cho người mua. Và tất nhiên sẽ khơng tồn tại bất cứ sân chơi nào trong đĩ một người cĩ thể bán tài sản thơng tin của mình, khơng cĩ nhà đầu tư nào chuẩn bị sẵn sàng cho việc làm này.

Trong trường hợp khơng tồn tại luật quy định giá trị các tài sản thơng tin cĩ liên quan, cần thiết phải trở lại loại hình tự thực thi pháp luật dựa trên cơ sở thỏa thuận như đã nêu ở bên trên. Và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này của các nhà đầu tư, các thương nhân Đại Tây Dương đã tiến hành thực thi khả năng của mình bằng cách triển khai các mối quan hệ, thu thập thật nhiều thơng tin và cho ra đời một thị trường thơng tin tư nhân. Vào giữa thế kỷ 19, nhiều người được xem như những “thương gia ngân hàng” (Merchant Bankers) đã quyết định trở thành những chuyên gia tài chính (Specialist Financers). Từ đĩ đánh giá sự ra đời của các quỹ hoạt động của ngân hàng đầu tư như ngày hơm nay.

Sau đĩ, các nhà đầu tư tiềm năng trong việc phát hành các chứng khốn lần đầu, cần cĩ sự đảm bảo chất lượng trong việc phát hành và kỳ vọng số chứng khốn này mang lại giá trị cao trong tương lai. Ngay cả khi khơng thể thực hiện được việc này, ngân hàng đầu tư thường biết người cĩ thể làm nhờ vào những mối quan hệ giá trị của mình.

Mặc dù các ngân hàng đầu tư đầu tiên hoạt động trong những mơi trường chính trị, luật pháp và cơng nghệ khác nhau nhưng cơ chế của nĩ được mơ tả giống như những người đặt nền tảng cho các dịch vụ chứng khốn hiện đại.

Phụ lục 2: Đạo luật Glass – Steagall (1933)

Đạo luật Glass-Steagall (GSA) của Mỹ được ban hành năm 1933 và trở thành một trong những trụ cột pháp lý cơ bản trong lĩnh vực ngân hàng với việc phân tách hoạt động của ngân hàng thương mại và các cơng ty chứng khốn.

Bối cảnh lịch sử ra đời Glass-Steagall

Đạo luật GSA được ban hành trong bối cảnh lịch sử nước Mỹ vừa trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử với ¼ dân số bị thất nghiệp, hệ thống ngân hàng gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Thị trường chứng khốn sụp đổ vào ngày 29/10/1929 (ngày thứ 3 đen tối) châm ngịi cho một cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Trên 11.000 ngân hàng bị phá sản hoặc phải sáp nhập, giảm số lượng ngân hàng xuống 40% từ 25.000 xuống cịn 14.000 trong một thời gian ngắn. Các chính quyền tiểu bang phải đĩng cửa hàng loạt các ngân hàng quốc doanh. Tại phiên điều trần của Quốc hội Mỹ đầu năm 1933, các ngân hàng và các cơng ty chứng khốn được coi là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế với việc lạm dụng lịng tin của cơng chúng.

Hai thượng nghị sỹ Mỹ, Cater Glass và Henry Steagall là tác giả chính của Đạo luật Glass- Steagall. Đạo luật GSA ra đời là một cải cách quan trọng nhất trong nhiệm lỳ của Tổng thống Roosevelt, nhằm đối phĩ với những thách thức của hệ thống tài chính và nền kinh tế lúc bây giờ. Tuy nhiên, đạo luật này vẫn chưa giải quyết được vấn đề căn bản nhất của hệ thống ngân hàng Mỹ đĩ là việc thiết lập hệ thống các ngân hàng quy mơ nhỏ ở các tiểu bang, khơng cho phép thành lập ngân hàng hoạt động trên tồn quốc. Đây được coi là nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng với 90% ngân hàng cĩ quy mơ tổng tài sản dưới 2 triệu USD. Trong khi đĩ, Canada với hệ thống ngân hàng hoạt động trên phạm vi tồn quốc đã tạo ra các ngân hàng lớn và cĩ khả năng chống đỡ với các cuộc khủng hoảng.

Với các chuẩn đốn về nguyên nhân khủng hoảng như trên, Đạo luật GSA đưa ra 2 thay đổi mấu chốt là việc phân tách hoạt động của ngân hàng thương mại với cơng ty chứng khốn và tiến trình thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC).

Mục tiêu và lý do hình thành Đạo luật Glass-Steagall

Các quan điểm ủng hộ Đạo luật GSA cho rằng ngân hàng thương mại và cơng ty chứng khốn là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế do các mâu thuẫn lợi ích từ việc vừa kinh

doanh ngân hàng, vừa kinh doanh chứng khốn. Do đĩ đạo luật này ban hành hạn chế các lạm dụng sau:

 Ngân hàng thương mại tham gia đầu tư vào chứng khốn cĩ thể dẫn đến rủi ro và cuối cùng người gánh chịu là các khách hàng gửi tiền tiết kiệm;

 Ngân hàng cĩ thể chấp nhận cho vay các khoản vay khơng đủ tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp khĩ khăn mà ngân hàng đang nắm giữ chứng khốn nhằm cứu giá chứng khốn hoặc cải thiện tình hình tài chính của các doanh nghiệp này;

 Quyền lợi tài chính của ngân hàng trong việc đầu tư, phân phối chứng khốn cĩ thể dẫn đến việc các ngân hàng ép các khách hàng của mình đầu tư vào các chứng khốn mà bản thân ngân hàng muốn bán ra.

Các lý do chính được đưa ra bao gồm:

 Rủi ro và sự an tồn của ngân hàng thương mại: các ngân hàng tham gia vào bảo lãnh phát hành và nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp cĩ thể dẫn đến rủi ro cho các khách hàng gửi tiền và chính phủ phải đứng ra cứu vớt. Hơn nữa sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại cĩ thể làm mất niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng và dẫn tới đổ vỡ hệ thống tài chính;  Mâu thuẩn lợi ích dẫn đến lạm dụng: ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư cĩ thể dẫn đến mâu thuẫn lợi ích như trình bày tại phần trên, gây ảnh hưởng tới khách hàng bao gồm khách hàng đi vay, khách hàng gửi tiền và các ngân hàng đại lý;

 Mâu thuẫn cạnh tranh: Một số cơng ty chứng khốn muốn ngăn cản ngân hàng thương mại tham gia vào thị phần của họ;

 Sự hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang: Hoạt động của chứng khốn rất rủi ro trong khi sự hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang chỉ cĩ giới hạn;

 Sự cạnh tranh khơng cơng bằng: Ngân hàng thương mại được trợ cấp một phần bảo hiểm tiền gửi do đĩ được phép huy động vốn nhàn rỗi trong dân rẻ hơn thơng qua các khoản tiết kiệm. Do đĩ, nếu cho phép kinh doanh ngân hàng đầu tư, họ cĩ thể cạnh tranh tốt hơn các

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam.pdf (Trang 90 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)