- Chế độ vòng kín Chế độ vòng hồi tiếp đầu tiên được đề xuất trong 3G
NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ LỘ TRÌNH TIẾN TỚI 3G VÀ 4G CỦA MẠNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN TRÊN THẾ
2.1 Tổng quan mạng TT vô tuyến hiện tại.
Trong lịch sử hình thành phát triển mạng TT vô tuyến người ta chia thành các thế hệ gọi là G (Generation). Chúng ta lần lượt đã trải qua 1G, 2G, 2.5G, đồng thời đang có xu hướng phát triển lên 3G và 4G.
Vào những năm 40 của thế kỷ 20 mạng thông tin di động ra đời và chỉ áp dụng cho nghiệp vụ cảnh sát ở băng tần vô tuyến 2MHz. Năm 1948 hãng AT&T cho ra đời thế hệ mạng điện thoại di động ở băng tần 150MHz với kỹ thuật FM.
Những năm 60 mạng TTDD đã sử dụng lần lượt các băng tần 450MHz và 850MHz với hiệu suất sử dụng phổ tần tăng gấp 4 lần so với trước đó. Có thể nói quá trình phát triển mạng TT vô tuyến giai đoạn từ những năm 40-60 được xem như thế hệ 1G. Mạng 1G có các nhược điểm sau:
• Tốc độ truyền số liệu thấp (hệ Analog băng hẹp) hầu như chỉ hỗ trợ giọng nói, âm thanh.
• Dung lượng hạn chế do sử dụng kỹ thuật FDMA kinh điển
• Dễ ảnh hưởng của tạp âm
• Truyền từ vùng phủ sóng này sang vùng phủ sóng kia dễ có tiếng ồn.
• Mật mã bảo đảm an ninh cho đường truyền rất khó
• Mỗi nước tự đưa ra tiêu chuẩn riêng.
Thế hệ mạng 2G được hình thành những năm 80 với hệ thống điện thoại DD tiên tiến AMPS (Advanced Mobile Phone System) ra đời với các ưu điểm sau:
• Sử dụng kỹ thuật điều chế số tiên tiến nên hiệu suất sử dụng phổ tần cao hơn.
• Áp dụng kỹ thuật mạng tổ ong Cellular để sử dụng lại tần số trong các cell có khoảng cách đủ xa.
• Mã hóa số tín hiệu thoại với tốc độ bit thấp do đó cho phép ghép nhiều kênh thoại hơn vào dòng bit tốc độ chuẩn.
-XXIII-
dụng.
• Hệ thống chống nhiễu kênh chung CCI (Co - Chanel Interference) và nhiễu kênh liền kề ACI (Adjacent - Chanel Interference) hiệu quả hơn do đó làm tăng dung lượng hệ thống.
• Tích hợp thêm nhiều dịch vụ mới: Nhận thực, số liệu, mã hóa, kết nối ISDN.
• Điều khiển truy nhập và chuyển giao hoàn hảo hơn. Dung lượng tăng, diện tích các cell nhỏ đi, báo hiệu dễ dàng điều khiển bằng phương pháp số.
Trong mạng thông tin vô tuyến 2G, người ta đã thay đổi và tích hợp thêm các dịch vụ tân tiến khác như WAP, GPRS. Dịch vụ GPRS hỗ trợ tốc độ tối đa 144 Kbps dù tỷ lệ thường gặp chỉ là 56 Kbps, sau đó GPRS được nâng cấp thành E-GPRS ( hay EDGE - Enhanced Data Rates for GSM Evolution) với khả năng truyền dữ liệu tối đa 384 Kb/giây và xem như chúng là 2.5G.
Hình 2.1 sau đây mô tả sự phát triển của mạng TTDD từ 2G trở đi
Hình 2.1 -Mô hình phát triển của mạng TTDĐ từ 2G trở đi
Nhìn lại sự phát triển của mạng thông tin di động ta có thể kết luận: Tiến tới mạng TT vô tuyến 3G & 4G là một xu hướng phát triển tất yếu của khoa học công nghệ và thời đại.