So sánh và xét chọn phương án đầu tư tối ưu:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà.pdf (Trang 53 - 55)

- Hiệu quả tài chính của dự án

b. So sánh và xét chọn phương án đầu tư tối ưu:

Trong phần này, việc so sánh và xét chọn phương án tối ưu sẽ tuần tự xét thông qua 4 chỉ tiêu cơ bản về hiệu quả tài chính chủ yếu như sau :

b.1. Chỉ tiêu hiện giá lợi ích ròng của dự án (NPV):

Căn cứ vào bảng ngân lưu ròng của cả hai phương án như đã trình bày trên, ta dễ dàng tính được hiện giá lợi ích ròng của hai phương án đầu tư như sau :

- Phương án I : NPV1 = NPV15% = 1.168,91 triệu đồng > 0 - Phương án 2 : NPV2 = NPV15% = 19.111,67 triệu đồng > 0

Như vậy, với chỉ tiêu hiện giá lợi ích ròng, ta có thể kết luận rằng cả hai phương án đều đạt chỉ tiêu NPV dương, nghĩa là cả hai phương án đều khả thi, nhưng phương án 2 có hiệu quả đầu tư cao hơn, bởi lẽ NPV2 > NPV1

b.2. Chỉ tiêu nội suất thu hồi vốn (IRR) :

Cũng căn cứ trên bảng ngân lưư ròng của hai phương án ở phần trên, ta có thể tính được chỉ tiêu nội suất thu hồi vốn (IRR) của hai phương án như sau :

- Phương án 1 : IRR1 = 16,14% > Re1 = 15% - Phương án 2 : IRR2 = 39,47% > Re2 = 15%

Với chỉ tiêu nội suất thu hồi vốn, nếu so sánh với chi phí cơ hội của vốn đầu tư mà ở đây qui ước là là chi phí vốn riêng Re = 15% thì cả hai phương án đều khả thi vì đều có nội suất thu hồi vốn lớn hơn lãi suất vốn riêng Re. Tuy nhiên, phương án, thì phương án 2 sẽ được chọn vì có IRR2 > IRR1 >Re

b.3. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn :

Trên cơ sở tính toán từ bảng ngân lưu ròng của hai phương án ta tính dược chỉ tiêu thời gian hoàn vốn của hai phương án như sau :

Bảng 2-32 : Bảng tính thời gian thu hồi vốn của 2 phương án tài chính

PHƯƠNG ÁN I năm 0 1 2 3 4 5 năm 0 1 2 3 4 5 NCF (529.26) (53,491.89) 5,693.80 32,821.71 29,246.53 11,273.47 Lũy kế NCF (529.26) (54,021.14) (48,327.35) (15,505.63) 13,740.90 25,014.37 Lũy kế NCF / NCF 1.00 1.01 (8.49) (0.47) 0.47 2.22 Năm có Lũy kế NCF <0 1 1 1 1 - -

T/GIAN THU HỒI VỐN 4.53Năm

PHƯƠNG ÁN 2

năm 0 1 2 3 4 5

NCF (529.26) (39,512.44) 12,216.42 36,333.58 26,594.91 11,397.47 Lũy kế NCF (529.26) (40,041.70) (27,825.28) 8,508.30 35,103.21 46,500.68 Lũy kế NCF (529.26) (40,041.70) (27,825.28) 8,508.30 35,103.21 46,500.68 Lũy kế NCF / NCF 1.00 1.01 (2.28) 0.23 1.32 4.08 Năm có Lũy kế NCF bị âm 1 1 1 - - -

T/GIAN THU HỒI VỐN 3.77Năm

Ở đây, nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu thu hồi vốn và chỉ được phép chọn một trong hai phương án thì điều chắc chắn rằng phương án 2 sẽ là phương án được xét chọn vì có thời gian thu hồi vốn ngắn hơn (3,77 năm # 3 năm 9 tháng) so với phương án một là 4,53 năm (# 4 năm 6 tháng).

b,4, Chỉ tiêu Tỷ suất lợi ích ròng trên vốn đầu tư :

Tổng kết từ các bảng số liệu trên, ta tính được chỉ tiêu tỷ suất lợi ích ròng trên vốn của hai phương án như sau (Đơn vị tính : Triệu đồng) :

Bảng 2-33 : Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn của 2 phương án tài chính

STT Chỉ tiêu tính toán Phương án I Phương án 2

1 Lợi ích ròng 25.014,37 46.500,67

2 Tổng vốn đầu tư 222.540,15 207.087,31

3 Tỷ suất lợi ích ròng / vốn 11,24% 22,46%

Nếu so sánh với suất chiết khấu re = 15% của từng phương án thì phương án 1 có tỷ suất lợi ích ròng trên vốn nhỏ hơn re nên chỉ được phép chọn phương án 2 vì có tỷ suất lợi ích ròng trên vốn lớn hơn re.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà.pdf (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)