Năng lực công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP .pdf (Trang 37 - 39)

Có thể nói công nghệ hiện đại là yếu tố quyết định sức cạnh tranh. Năng lực công nghệđi đối với khả năng phát triển mạng lưới và đa dạng hóa, phát triển sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra, trong công tác quản trị ngân hàng, công nghệ thông tin là yếu tố

quan trọng trong việc hoàn thiện và đưa ra các sản phẩm có tính đột phá cao trên thị trường. Kếđến, yêu cầu tập trung và chia sẻ thông tin mạnh mẽ trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng là yêu cầu tất yếu cho công tác quản lý rủi ro hiệu quả và yêu cầu này chỉ được thực hiện tốt nhất khi công nghệ thông tin được áp dụng một cách triệt để nhất. Thực tế trên thế giới đã chứng minh việc xây dựng các quy trình quản lý rủi ro với các chuẩn mực quốc tế chỉ có thể thực hiện một cách tốt nhất trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Sự phát triển về quy mô đi liền với hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Hầu hết các NHTMCP đã và đang triển khai các chương trình phần mềm quản lý, phần mềm kế

toán và thanh toán, phần mềm giao dịch,... hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế

giới và do các hãng có uy tín cung cấp và lắp đặt.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2006, hàng loạt các NHTMCP

đẩy mạnh công tác đầu tư vào trang bị thiết bị hệ thống công nghệ thông tin theo hướng ngày càng hiện đại hoá. Trong đó dự án ngân hàng lõi hay còn gọi là “core banking” được xem là công nghệ tiên tiến nhất kết nối toàn hệ thống để 1 NH có thể kiểm soát hoạt động của các chi nhánh, các phòng giao dịch, đồng thời cũng cho phép khách hàng mở tài khoản một nơi nhưng sử dụng được nhiều nơi, được các NH hoàn thành triển khai và ứng dụng vô cùng hiệu quả.

Bng 2.3:Mt s nhng ng dng ngân hàng lõi “core banking”

Tên NH Chi phí Thời gian triển khai Đối tác thực hiện

ACB 2 triệu USD 2 năm Unisys Sacombank 3,2 triệu USD 1 năm Temenos Techcombank 2 triệu USD 2 năm Temenos EAB 2,7 triệu USD 1 năm I-Flex EIB 2,6 triệu USD 2 năm Huyndai VIB 3 triệu USD 1 năm Oracle

Dịch vụ thể nói chung và dịch vụ thẻ ATM mang đậm nét của dấu ấn công nghệ

hiện đại, nó không thể phát triển được nếu như không đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ hiện đại. Những lợi ích của dịch vụ này mang lại cho NH như:

- Chức năng của thẻ như gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán dịch vụ,…sẽ giúp thu hút nguồn vốn tiền gửi thanh toán, tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng và tăng trưởng vốn huy động từ nền kinh tế

- Tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thanh toán NH phát triển

- Gián tiếp quảng cáo, tiếp thị hình ảnh đẹp về NH, khẳng định uy tín, thương hiệu của NH.

- Tăng thu nhập cho NH thông qua thu phí sử dụng dịch vụ

Xuất phát từ những lợi ích kinh tế trên mà dịch vụ này mang lại cũng như tiềm năng thị trường là rất lớn nên đến nay càng có nhiều NH phát triển dịch vụ này. Dẫn đầu về dịch vụ thẻ hiện nay trong khối NHTMCP vẫn thuộc về Ngân hàng

Đông Á. Ngân hàng này đến nay đã có 700 máy ATM đang được đưa vào sử dụng, dự kiến đến hết năm 2007 sẽ tăng lên 1.000 máy ATM với 2,0 triệu thẻ ATM được phát hành cho đông đảo các khách hàng khác nhau trong cả nước. Ngân hàng

Đông Á đang hợp tác với các đơn vị cung ứng dịch vụ, thực hiện dịch vụ thu tiền

điện, nước sạch qua hệ thống ATM hoặc chuyển khoản qua ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM và tỉnh Bình Dương. Hiện nay hệ thống máy ATM của NHTMCP Đông Á đã kết nối thanh toán được với một số ngân hàng thương mại khác như: NHTMCP Nhà Hà Nội, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL. Mạng này đã kết nối với mạng liên kết thẻ lớn nhất VNBC của Trung Quốc; Hiện nay Techcombank

đang tham gia trong liên minh thẻ của VietcombankNHTMCP Kỹ Thương Việt Nam; VP Bank cũng tham gia liên minh thẻ ATM do Vietcombank chủ trì. Liên minh này hiện đã có tới 19 ngân hàng thương mại thành viên, hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt Nam, đang chiếm trên 70% thị phần thẻ. Theo đó các loại thẻ do VP Bank phát hành được sử dụng trong hơn 3.000 máy ATM của Vietcombank và 500 máy ATM của các ngân hàng thương mại khác hiện nay trong liên minh. Ngoài ra, Techcombank trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam chính thức đưa vào sử dụng dịch vụ Internet Banking đối với khách hàng. Với sản phẩm F@st i - Bank, khách hàng truy cập qua Internet và thực hiện các dịch vụ và tài khoản của mình như: chuyển khoản thanh toán tiền cho các tài khoản trong hệ

thống Techcombank, tài khoản tại ngân hàng khác, cập nhật giao dịch tài khoản... Kế đến, Techcombank trong 6 tháng đầu ký kết và triển khai một loạt thỏa thuận hợp tác về cung ứng dịch vụ, như hợp tác với FPT về thanh toán cước và phí Internet ADSL; hợp tác với VTC Intecom cung cấp dịch vụ nhắn tin nạp tiền mua

game qua điện thoại di động và thanh toán tiền mua hàng hóa tại địa chỉ ; hợp tác với Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh về thanh toán phí bảo hiểm;…

Tuy nhiên, mặc dù các NHTMCP đã coi trọng và đầu tư nhiều vào công nghệ

thông tin nhưng trên thực tế số lượng các ngân hàng có các chương trình tin học hiện đại cũng còn hạn chế. Các chương trình này vẫn chưa hoạt động một cách hoàn hảo. Và khi so sánh với các NHNNg, các NHTMCP vẫn còn thua kém về

trình độ công nghệ cũng như khả năng ứng dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP .pdf (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)