năng xử lý và hiệu quả quản lý nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng. Sự phát triển
đa dạng hóa các dịch vụ NH là tất yếu bởi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của các khách hàng sẽ ngày càng đa dạng hơn, khó tính hơn và chỉ có bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại mới có thể đáp ứng được những nhu cầu này. Theo thống kê không chính thức, chỉ riêng lĩnh vực bán lẻ của các NH trên thế
giới có tới hơn 3.000 dịch vụ trong khi các NH Việt Nam mới chỉ đáp ứng được phần rất nhỏ, khoảng 200 dịch vụ. Đồng thời, các NH này ngày càng chuyên biệt hóa sản phẩm của mình với những gói sản phẩm dịch vụ riêng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Hiện tại các NHTMCP đang rất quyết liệt đi theo hướng này. Techcombank là NH
đầu tiên triển khai dịch vụ thanh toán qua mạng, ACB đã triển khai tín dụng qua mạng internet… đã chứng tỏ năng lực công nghệ và quản trị hệ thống của các NH này có tiến bộ vượt bậc.
2.5.2. Sự chuyên biệt hóa ngày càng sâu sắc, chọn lối đi riêng trên những phân khúc thị trường nhất định phân khúc thị trường nhất định
Do điều kiện nguồn lực về vốn, nhân lực, công nghệ,… của các NHTMCP vẫn còn hạn chế so với các NHNNg nên nếu đầu tư dàn trãi, không tập trung được nguồn lực thì hiệu quả cạnh tranh sẽ không cao. Các NH sẽ phải tập trung hơn vào những mũi nhọn chiến lược của mình vừa để giữ vững thị phần hoặc ưu thế của mình trong từng phân khúc thị trường nhất định. Các phân khúc thị trường có thể phân theo tính chất/cấp độ dịch vụ hoặc nhóm khách hàng hoặc lĩnh vực ngành nghề. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự xuất hiện của các loại NH chuyên biệt như NH thanh toán, NH bán buôn/NH đầu tư, ngân hàng bán lẻ,... Hiện tại một số
NH đã xác định rất rõ hướng đi chiến lược của mình như Seabank hướng đến là 1 NH đầu tư, Sacombank và Vpbank đều hướng đến là một NH bán lẻ, BIDV và VCB hướng đến trở thành tập đoàn tài chính đa năng,... trong đó đối với các NHTMCP thì mảng dịch vụ bán lẻ là phù hợp và hấp dẫn hơn nhưng tính cạnh tranh cũng không kém phần gay gắt.
2.5.3. Củng cố, gia tăng mạng lưới và cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao cao
Trong thời gian qua, nhiều NHTMCP đã có tốc độ phát triển nhân lực khá cao, từ
30% đến 70% nhờ vào chính sách thu hút, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong
đó sức hấp dẫn về chế độ đãi ngộ và cơ hội thăng tiến ngày càng được gia tăng trong khu vực tư nhân này. Tới đây, trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng
hoàn thiện, cạnh tranh nguồn nhân lực sẽ tiếp tục gắt gao hơn và sức hút nhân tài không chỉ dừng ở lương hay cổ phần mà sẽ còn là về nhà ở, hỗ trợ dịch vụ bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, phương tiện đi lại, tín dụng cho nhân viên, du lịch và đào tạo tại nước ngoài, hỗ trợ dịch vụ gia đình cho nhân viên,.... Những vấn đề này đang và sẽ tiếp tục nóng bỏng, là dấu chấm hỏi lớn đối với các nhà quản lý NH để có thể thu hút và giữ chân nhân tài.