Từ khi bình thường hĩa quan hệ năm 1991, được sự thúc đẩy của quan hệ chính trị, ngoại giao, sự bảo đảm của quan hệ an ninh, sự bổ sung lẫn nhau về kinh tế cùng với những thuận lợi vốn cĩ về điều kiện địa lý, văn hĩa,…. Mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đã cĩ sự phát triển nhanh chĩng trên nhiều lĩnh vức, trong đĩ cĩ lĩnh vực đầu tư trực tiếp FDI.
ĐTTTNN của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian 1991 – 2003 đã tăng từ 1 hạng mục năm 1991 lên đạt 249 hạn mục năm 2003, về kim ngạch đầu
tư trực tiếp theo hiệp định trong thời gian tương ứng cũng tăng từ 20 vạn USD lên đạt hơn 500 triệu USD, cũng trong năm 2003 Trung Quốc đứng thứ 15 trong số 66 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Sang năm 2004, tổng vốn đầu tư trực tiếp Trung Quốc vào Việt Nam được cấp giấy phép là 91,6 triệu USD, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 6,74 tỷ USD hồn thành trước một năm mục tiêu năm 2005 đạt 5 tỷ USD do Thủ Tướng hai nước đặt ra. Năm 2005, tổng vốn đầu tư trực tiếp Trung Quốc vào Việt Nam được cấp giấy phép là 130,5 triệu USD, kim ngạch thương mại hai nước đạt hơn 7,5 tỷ USD. Các ngành hữu quan của chính phủ hai nước đã và đang áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy nhiều hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại song phương khơng ngừng phát triển. “Chương trình thu hoạch sớm” được thực hiện từ ngày 1/1/2004 đã cĩ hiệu quả rỏ rệt, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam tăng 70,4% so với năm 2003. “Thỏa thuận thương mại hàng hĩa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế tồn diện Trung Quốc – ASEAN”, Trung Quốc và các nước ASEAN bắt đầu từ tháng 7/2005 thực hiện cắt giảm thuế quan đối với hơn 7000 loại hàng hĩa. Mặt khác Trung Quốc sẽ mở rộng hơn nữa nhập khẩu hàng hĩa của Việt Nam.
Bảng 1.9: Hiệu quả của dịng vốn FDI Trung Quốc năm 2003, 2004, 2005:
Đơn vị tính: Triệu USD (Nguồn: Tổng hợp từ Cục Đầu tư nước ngồi – Bộ KHĐT)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Tổng vốn đầu tư FDI 62.01 91.6 106.5 Nộp ngân sách nhà nước 15.9 27.75 30.4 Kim ngạch XNK hai nước 4,594 7,740 8,124
Qua bảng 1.9, tổng vốn đầu tư FDI của Trung Quốc tăng lên qua các năm với tỷ lệ tương đối cao, tốc độ đầu tư năm 2005 so với năm 2004 cao hơn tốc độ đầu tư năm 2004 so với năm 2003. Đây là tín hiệu đáng mừng vì Việât Nam đã thu hút được nguồn vốn này nhiều hơn do sự ổn định về chính trị và những thay đổi cải cách trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi của mình. Sắp tới khi
Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO như Trung Quốc thì hi vọng nguồn vốn này sẽ lớn hơn nhiều. Bảng trên cũng cho thấy đi đơi với thu hút nguồn vốn FDI Trung Quốc ngày càng nhiều hơn thì các dự án đầu tư này cũng đã gĩp một phần khơng nhỏ vào ngân sách nhà nước, và trong những năm tới đây, khi khu vực tài chính và hệ thống thuế được cải thiện một cách hồn chỉnh, hoạt động thu hút dịng vốn FDI từ Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích hơn thơng qua khả năng đĩng gĩp nhiều hơn của các dự án này vào NSNN.
Về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước, thơng qua hình thức đầu tư trực tiếp FDI, quan hệ ngoại thương giữa hai nước ngày càng phát triển hơn và mang lại cho nhau nhiều lợi ích hơn dựa trên căn cứ các biện pháp khai thác mạnh mẽ ưu thế về tiềm năng của mỗi nước. Đĩ là hướng cho các doanh nghiệp hai nước ký kết và thực hiện các hợp đồng dài hạn trao đổi các sản phẩm chủ lực. Các sản phẩm chủ lực của Việt Nam như: cao su, rau quả, thủy hải sản, than đá, dầu thơ, đồ gỗ. Các sản phẩm chủ lực của Trung Quốc: xăng dầu, vật tư nơng nghiệp, gang thép, máy mĩc thiết bị. Ngồi ra hai bên đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực gia cơng chế biến nơng lâm, hải sản, sản xuất nguyên phụ liệu may mặc, da giày. Tăng cường hơn nữa hợp tác và khai thác thương mại dịch vụ nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng nhiều mặt của hai nước.