Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát

Một phần của tài liệu Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến XS đảm bảo trả nợ và XD mô hình xếp hạng tín dụng (Trang 57 - 58)

Để không mất tính tổng quát khi xem xét biến lạm phát, ngoài việc chúng tôi đưa biến tỷ giá hối đoái vào để kiểm định mức độ và tầm ảnh hưởng của nó đến biến này, chúng tôi còn đưa thêm vào mô hình một số biến giải thích khác để làm hoàn thiện hơn mô hình mà chúng tôi xây dựng.

Trong phần này, chúng tôi dựa trên những nghiên cứu khoa học của các tác giả đi trước để xây dựng nên mô hình nhằm giải quyết đồng thời hai vấn đề sau:

+ Liệu rằng tỷ giá hối đoái có thực sự ảnh hưởng đến lạm phát hay không? Và nếu có, tác động như thế nào? Liệu có thể sử dụng chính sách tỷ giá để kiểm soát lạm phát hay không?

+ Nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam. 2.5.1.1 Phương pháp:

Để xác định các nhân tố quyết định lạm phát trong mô hình thực nghiệm, chúng tôi dựa trên những nghiên cứu của TS.Phạm Thế Anh thực hiện năm 200884 để xây dựng nên mô hình. Cụ thể, chúng tôi tiến hành các bước sau:

- Bước 1: chúng tôi thực hiện việc kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu theo thời gian được sử dụng làm biến trong mô hình. Nếu các chuỗi này là không dừng (hoặc có nghiệm đơn vị), chúng ta sẽ lấy sai phân cho tới khi nó có tính dừng trước khi đưa vào mô hình thực nghiệm.

- Bước 2: Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích đồng kết hợp của Engle- Granger (1987) nhằm xác định khả năng tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến nhằm hạn chế sự hồi quy giả mạo giữa các biến.

- Bước 3: Chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa lạm phát và các nhân tố xác định nó. Mô hình điều chỉnh sai số (VECM) có thể được sử dụng nếu tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn kể trên.

Một phần của tài liệu Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến XS đảm bảo trả nợ và XD mô hình xếp hạng tín dụng (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)