Hiện đại hóa thị trường ngoại hối

Một phần của tài liệu Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến XS đảm bảo trả nợ và XD mô hình xếp hạng tín dụng (Trang 81 - 84)

Để tiến hành một cơ chế tỷ giá linh hoạt thì cần phải làm cho ngoại tệ trở thành một loại hàng hóa như bao loại hàng hóa khác. Làm được như vậy, tỷ giá ngoại tệ sẽ được các chủ thể kinh tế tham gia thị trường mua bán trao đổi tương tự các sản phẩm tài chính khác như chứng khoán... Theo Nguyễn Trần Phúc (2009) chỉ ra, thị trường ngoại hối của Việt nam vẫn chủ yếu là các giao dịch trực tiếp; các sản phẩm phái sinh liên quan đến ngoại hối hầu như chưa phát triển, giá trị giao dịch vẫn còn thấp trong khu vực; trong đó giao dịch của Chính phủ vẫn chiếm phần lớn. Vì vậy, để tiến tới sự hiện đại hóa thị trường ngoại hối cần sự xuất hiện của các công cụ phái sinh và các định chế tài chính trung gian liên quan đến tỷ giá.

- Cần xây dựng cơ chế quản lý thị trường vàng và ngoại tệ, chẳng hạn như mô hình quản lý vàng và ngoại tệ mà chúng tôi đề xuất với các thành phần và vai trò như sau:

 Ngân hàng Nhà nước: Đơn vị quản lý cao nhất của thị trường

 Uỷ ban vàng – tiền tệ (cũng có thể là vụ quản lý ngoại hối): Chịu trách nhiệm quản lý thị trường vàng, ngoại tệ tài khoản và kho dự trữ vàng ngoại tệ.

 Các doanh nghiệp kinh doanh vàng và đại lý thu đổi ngoại tệ: Đây là những đơn vị kinh doanh vàng vật chất và trao đổi ngoại tệ với thị trường. Những doanh nghiệp kinh doanh vàng nhập khẩu vàng từ nước ngoài về và trực tiếp gia công, chế biến và cung cấp vàng miếng, vàng nữ trang trên thị trường vàng vật chất. Các điểm trao đổi ngoại tệ do các Ngân hàng thương mại phụ trách, cho phép trao đổi ngoại tệ phục vụ nhu cầu của các cá nhân cân nắm giữ ngoại tệ tiền mặt có mục đích hợp lý. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng và đại lý thu đổi ngoại tệ của NHTM cũng được phép tham gia thị trường vàng ngoại tệ tài khoản dưới vai trò người cung cấp dịch vụ với điều kiện phải ký quỹ với uỷ ban vàng – ngoại tệ và kho dự trữ.

 Kho dự trữ vàng – ngoại tệ: Do NHNN trực tiếp quản lý và uỷ ban vàng – ngoại tệ giám sát. Nhà đầu tư muốn tham gia thị trường vàng- ngoại tệ tài khoản sẽ phải nạp tiền vào tài khoản, có thể nạp vàng vật

chất và vàng này được đưa về kho dự trữ, đồng thời cũng có thể nạp VND để mở tài khoản ngoại tệ. Các NHTM và doanh nghiệp kinh doanh vàng vật chất muốn tham gia kinh doanh trên thị trường vàng ngoại tệ tài khoản cũng phải nộp các khoản ký quỹ là vàng và ngoại tệ vào kho dự trữ, và giá trị khoản ký quỹ đại diện cho giá trị tài khoản mà đơn vị này cung cấp cho thị trường.

Hình 3. 3: Mô hình quản lý vàng – ngoại tệ

Như vậy, nếu mô hình quản lý vàng và ngoại tệ tài khoản này được thiết lập thành công, thì vấn đề đầu cơ trên thị trường vàng và ngoại tệ sẽ được giải quyết.

- Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh cho thị trường ngoại hối: Như chúng ta đã biết, để nghiệp vụ sản phẩm hối đoái phái sinh phát triển, thì tỷ giá phải biến động theo sát diễn biến thị trường, kế đến nhân viên kinh doanh ngoại tệ cần có trình độ chuyên môn cao và ngân hàng cần phải có những trang thiết bị và hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại để có thể nhanh chóng cập nhật những biến động của thị trường.

Theo nghiên cứu của Trần Thị Thảo Nhi (2010) thì các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh hiện nay chủ yếu chỉ có các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường

Thị trường vàng vật chất và ngoại tệ tự do Ngân hàng nhà nƣớc Uỷ ban vàng - tiền tệ Doanh nghiệp kinh doanh vàng và đại lý thu đổi ngoại tệ

Kho dự trữ vàng, ngoại tệ Thị trường vàng, ngoại tệ tài khoản Nguồn cung vàng, ngoại tệ quốc tế

xuyên trong hoạt động kinh tế của mình mới sử dụng, và phần lớn các doanh nghiệp không am hiểu về các sản phẩm hối đoái phái sinh trong phòng ngừa rủi ro. Dẫn đến tâm lý ngại sử dụng các sản phẩm này . Do vậy, chúng tôi đề xuất việc các Ngân hàng cần có một chiến lược phát triển sản phẩm này dựa trên việc đào tạo các khoá học ngắn hạn về các sản phẩm phái sinh cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh lợi ích to lớn mà các sản phẩm này đem lại, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có quá nhiều biến động như hiện nay. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các khoá đào tạo như vậy, đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng cho mình được một hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại, chẳng hạn như hệ thống Dealing 2000 của Reuters, hệ thống giao dịch tiền dồng (VDS) của Telerate và các phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí dối với các nghiệp vụ phái sinh. Sau khi đã phổ cập những kiến thức cơ bản về sản phẩm ngoại hối phái sinh, các ngân hàng có thể thiết lập các dịch vụ giao dịch phái sinh trực tuyến để tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm này.

Một phần của tài liệu Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến XS đảm bảo trả nợ và XD mô hình xếp hạng tín dụng (Trang 81 - 84)