Mô hình xem xét mối quan hệ tác động của tỷ giá lên lạm phát

Một phần của tài liệu Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến XS đảm bảo trả nợ và XD mô hình xếp hạng tín dụng (Trang 60 - 63)

2.5.1.4.1 Mô hình ước lượng:

𝑑2𝑙𝑛𝑝 = 𝛽0 + 𝛽1𝑖𝑑2𝑙𝑛𝑃𝑡−𝑖 + 𝛽2𝑖𝑑𝑙𝑛𝐸𝑥𝑡−𝑖 𝑘 𝑖=1 + 𝛽3𝑖𝑑𝑙𝑛𝑌𝑡−𝑖 𝑘 𝑖=1 𝑘 𝑖=1 + 𝛽4𝑖𝑑𝑙𝑛𝑀2𝑡−𝑖 𝑘 𝑖=1 + 𝛽5𝑖𝑑𝑙𝑛𝑅𝑖𝑐𝑒𝑡−𝑖 𝑘 𝑖=1 + 𝛽1𝑖𝑑𝑅𝑎𝑡𝑒𝑡−𝑖 𝑘 𝑖=1 + 𝛼𝑗 𝑒𝑐𝑚𝑗 ,𝑡−𝑖 𝑚 𝑗 =1

Với: d2lnP là sai phân bậc hai logarit của chỉ số giá tiêu dùng (P) dlnEx là sai phân bậc nhất logarit của tỷ giá hối đoái (Ex)

86 Kết quả kiểm định chi tiết xin xem phụ lục 2.7

87 Kết quả kiểm định xin xem phụ lục 2.7

88

dlnM2 là sai phân bậc nhất logarit của cung tiền M2 (M2) dlnY là sai phân bậc nhất logarit của thu nhập quốc gia (Y) dlnRice là sai phân bậc nhất logarit của giá gạo thế giới (Rice) dRate là sai phân bậc một lãi suất tiền gửi (Rate)

ecm là cơ chế điều chỉnh sai số

Nếu các tham số 𝛼𝑗 của các cơ chế tự điều chỉnh ecm có ý nghĩa thống kê thì phương trình này hàm ý sự biến động lạm phát không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố như: giá cả trong nước, lãi suất, giá cả nước ngoài, tỷ giá hối đoái, cung tiền như các biến chúng ta đang xét mà còn phụ thuộc vào tốc độ điều chỉnh của các thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ.

2.5.1.4.2 Kết quả ước lượng89

Biến phụ thuộc: d2lnp90 Mẫu: Q1 1995 – Q4 2010

Biến Tham số Sai số Giá trị p D2LNP(-2) -0.500937 0.085524 0.0000 D2LNP(-3) -0.511231 0.113602 0.0000 D2LNP(-5) -3.217066 0.098135 0.0018 DLNRICE 0.088661 0.013011 0.0000 DLNM2(-2) -0.077435 0.022397 0.0012 DLNM2(-4) 0.054321 0.026931 0.0498 DLNEX(-1) 0.276243 0.127861 0.0362 DLNEX(-5) -0.289293 0.151219 0.0623 DLNEX(-7) 0.289647 0.154256 0.0671 R-squared: 0.753010 F-statistic: 12.19501

Adjusted R-squared: 0.691263 Prob(F-statistics): 0.000000

Bảng 2. 13: Kết quả ước lượng mô hình mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát

Nguồn: Tính toán của người viết

89 Qua kiểm định VECM để xác định hệ số 𝛼𝑗 chúng tôi nhận thấy hệ số này không có ý nghĩa thống kê. Phần kiểm định này sẽ không trình bày trong bài nghiên cứu này.

90

Mô hình cho thấy kết quả khá cao với R-squared ở mức 0,75301 thể hiện các biến độc lập giải thích được 75,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Đồng thời các kiểm định t-statistic cũng cho thấy các hệ số đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 10%. Kiểm định F-statistic cũng cho thấy mô hình là phù hợp. Kết quả kiểm định B-G và Arch-test cũng cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc cao và phương sai không đổi.

2.5.1.5 Kết luận từ mô hình:

- Kết quả ước lượng cho thấy lạm phát của quý trước có ảnh hưởng lớn đến lạm phát đến quý hiện tại. Lạm phát ở độ trễ 2, 3 và 5 cho thấy sự tương quan nghịch chiều khi các chính sách chống lạm phát bắt đầu phát huy tác dụng từ quý 2 trở đi kể từ khi ban hành.

- Mô hình cũng cho thấy sự tương quan thuận chiều giữa lạm phát và giá gạo thế giới ở mức ý nghĩa rất cao. Điều này chứng tỏ, giá gạo là một trong những nhân tố chủ yếu gây lạm phát

- Kết quả trên cũng cho thấy lạm phát chịu ảnh hưởng bởi cung tiền M2; ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở độ trễ 2 và 4. Điều này cho thấy các chính sách tiền tệ, cung tiền sẽ gây tác động lên lạm phát từ quý 4 trở đi. Vì vậy, Chính phủ cần có cái nhìn thận trọng trong dài hạn khi thực hiện các chính sách mở rộng cung tiền, kích cầu.

- Mô hình cũng cho ta thấy được ảnh hưởng mạnh của tỷ giá hối đoái đến lạm phát qua các thời kỳ. Ở cả ba độ trễ 1, 5 và 7 chúng ta đều thấy được mối tương quan mạnh. Sự thay đổi của tỉ giá cũng có những chiều hướng tác động trái chiều nhau và ở những độ trễ khác nhau đối với lạm phát. Sự mất giá của đồng nội tệ so với đồng USD có thể làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn và làm tăng lạm phát trong nước. Tuy nhiên, nếu trong cùng thời gian đó đồng tiền của các nước mà Việt Nam nhập khẩu mất giá nhiều hơn so với đồng USD thì mối quan hệ trên có thể có chiều ngược lại. Chúng ta có thể thấy tác động gần như ngay tức thời của tỷ giá đến lạm phát chỉ sau 01 kỳ quan sát. Việc sử dụng tỉ giá hối đoái hiệu quả danh nghĩa (tức là tỉ giá bình quân theo tỉ trọng thương mại từ các thị trường khác nhau) sẽ cho kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, sự hạn chế về số liệu không cho phép chúng tôi thực hiện điều đó.

- Mô hình không có mặt của biến lãi suất cho thấy rằng, yếu tố lãi suất đã phản ứng rất chậm chạp so với tình hình lạm phát trong thời kỳ nghiên cứu.

Tóm lại, từ mô hình chúng ta có thể có những điểm lưu ý đặc biệt sau:

Thứ nhất, kết quả ước lượng cho thấy sự thay đổi của cung tiền có tác mạnh

đến lạm phát. Do vậy những chính sách mở rộng cung tiền và tín dụng nhằm mục tiêu kích cầu cần phải thực hiện với sự cẩn trọng lớn và có cái nhìn dài hạn.

Thứ hai, kết quả đối với biến lãi suất cho thấy sự phản ứng chậm chạp của

chính sách tiền tệ trong giai đoạn này đối với lạm phát.

Cuối cùng, một kết luận khá quan trọng đó chính là ảnh hưởng mạnh mẽ của

tỷ giá hối đoái đến lạm phát. Điều này đưa ra một gợi ý cho các nhà làm chính sách

rằng, công cụ tỷ giá là một công cụ rất mạnh để kiểm soát lạm phát.

Một phần của tài liệu Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến XS đảm bảo trả nợ và XD mô hình xếp hạng tín dụng (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)