Các ngân hàng Đức sử dụng hệ thống suy luận logic kiểu xoắn ốc (fuzzy logic system) trong xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng mình. Theo phương pháp này, các chỉ tiêu định lượng phản ánh rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ được gán cho nhiều khả năng khác nhau (cao - trung bình - thấp; tốt - xấu,…) tùy vào nhận định của các chuyên gia về mức độ của các chỉ tiêu này. Chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp có thể gắn liền với hai khả năng: rủi ro của doanh nghiệp đang giảm xuống nhưng cũng có thể là rủi ro đang tăng lên (vì phụ thuộc vào chu kỳ sống của sản phẩm,…). Do đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ được gán cho hai khả năng là tốt và xấu. Các khả năng khác nhau của các chỉ tiêu định lượng sau đó sẽ được phân tích kết hợp với nhau theo mô hình cấu trúc If/then. Mục tiêu của việc phân tích này là nhằm chọn ra
được những chỉ tiêu định lượng phản ánh rõ ràng nhất đến rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu định lượng được chọn ra sẽ được ngân hàng điều chỉnh giá trị bằng phương pháp thích hợp và sau đó sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu định tính về rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính để phân tích xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
Quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại các ngân hàng Đức được thể hiện trong sơ đồ sau đây
Chỉ tiêu tài chính Dữ liệu định lượng bổ sung
Phân tích đặc thù ngành
Quyết định xếp hạng sau cùng
Xử lý dữ liệu dựa trên hệ thống phân tích logic kiểu xoắn ốc Các tiêu chuẩn và hành vi kế toán
Mức hạng tín nhiệm đề xuất ban đầu