Bảo lãnh rủi ro từng phần của Hiệp hội phát triển quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp vận dụng phương thức tài trợ dự án để mở rộng tín dụng trung dài hạn (Trang 54 - 55)

Bão lãnh rủi ro từng phần (PRD) của IDA bảo đảm cho các ngân hàng thương mại rủi ro trong việc thanh toán nợ gốc và lãi do Chính phủ không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng BOT hay bảo lãnh của Chính phủ. Các rủi ro chính mà IDA bảo lãnh bao gồm:

• Vi phạm hợp đồng: Chính phủ vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng BOT và bảo lãnh của Chính phủ liên quan đến việc bao tiêu nguồn điện của ENV, việc cung cấp khí đốt của PV, …

• Vấn đề ngoại hối liên quan đến cam kết của Chính phủ trong việc bảo đảm ngoại hối cho thanh toán nợ vay của dự án;

• Rủi ro sụp đỗ hệ thống chính trị và việc thay đổi luật ở Việt Nam làm ảnh hưởng bất lợi đến dự án và việc quốc hữu hoá;

• Thất bại trong phân xử liên quan đến các hành động của Chính phủ hay bên thứ ba nhằm làm thất bại việc giải quyết tranh chấp của dự án.

Hợp đồng bảo lãnh với các ngân hàng thương mại cho vay xác định loại rủi ro mà IDA bảo đảm và cơ chế của bảo lãnh. IDA ký kết thỏa thuận về dự án với MECO theo đó công ty thỏa thuận sẽ đáp ứng các hướng dẫn của WB về môi trường và các yêu cầu khác. IDA yêu cầu mức phí bảo lãnh bằng

0,75%/năm trên số dư nợ bảo lãnh. Đồng thời IDA và Chính phủ ký kết hợp đồng bồi thường theo đó Chính phủ bảo đảm với IDA bất kỳ việc thanh toán nào được IDA thực hiện theo hợp đồng bảo lãnh.

2.2.6. Cấu trúc dự án

Cấu trúc dự án Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 được thể hiện qua hình 2.3. Từ cấu trúc dự án này có thể nhận thấy được các chủ thể tham gia và các đặc điểm của khoản tài trợ này như sau:

- Người vay là công ty TNHH năng lượng Mê-Kông (MECO) chứ không phải là những người khởi xướng.

- Người khởi xướng là những người hỗ trợ dự án dưới hình thức góp vốn cổ phần thành lập MECO, hỗ trợ kỹ thuật và nhận được các lợi ích như cung cấp thiết bị, thiết kế và xây dựng, cung cấp dịch vụ bảo trì,…

- Khoản vay được đồng tài trợ bởi định chế tài chính đa quốc gia và các ngân hàng thương mại ở hải ngoại.

- Các khoản vay thương mại được bảo lãnh rủi ro chính trị của WB và ADB trong khi các khoản cho vay của các tổ chức phát triển như ADB, JBIC và Propaco thì không cần phải có sự bảo lãnh;

- Các hợp đồng ràng buộc trách nhiệm bao gồm: Hợp đồng cung cấp khí đốt cho dự án từ PV, Hợp đồng cho thuê đất dài hạn và cung cấp nước sạch từ các cơ quan thuộc UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Hợp đồng bao tiêu điện từ EVN, Các hợp đồng xây dựng, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ kỹ thuật từ các tập đoàn và các công ty của những người khởi xướng, cam kết bảo đảm ngoại hối từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…

Với việc cấu trúc khoản tài trợ như vậy cho thấy triển vọng thành công của dự án là rất lớn và dự án có khả năng trả được hết nợ cho các ngân hàng tài

Một phần của tài liệu Giải pháp vận dụng phương thức tài trợ dự án để mở rộng tín dụng trung dài hạn (Trang 54 - 55)