Những hạn chế trong hoạt động tài trợ dự á nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp vận dụng phương thức tài trợ dự án để mở rộng tín dụng trung dài hạn (Trang 55 - 57)

Thông qua việc phân tích thực trạng các phương thức cho vay trung dài hạn hiện nay ở Việt Nam, có thể chỉ ra được những hạn chế đang còn tồn tại trong hoạt động tài trợ dự án ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, các tổ chức tín dụng Việt Nam chưa thực hiện phương thức tài trợ dự án trong hoạt động tín dụng của mình.

Như phần 2.1 đã cho thấy, phương thức cho vay theo dự án đầu tư do các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện đang thực hiện thực chất là một phương thức CVKH. Cùng với phương thức cho vay này, phương thức CVHV và CTTC được xem như là các phương thức cho vay trung dài hạn truyền thống. Nhận định này được đưa ra dựa trên cơ sở các điều kiện vay vốn của khách hàng do các tổ chức tín dụng quy định. Theo đó ngoài điều kiện về tư cách pháp nhân (đối với khách hàng là doanh nghiệp), mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có dự án đầu tư khả thi, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay, người vay còn phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết như: có vốn tự có tham gia trong tổng vốn đầu tư, kinh doanh có hiệu quả (có lãi), không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng ( ) 13 v.v…

Với những quy định như trên cho thấy, thông thường chủ đầu tư là ngươiø đứng tên vay nợ ngân hàng và chịu trách nhiệm trả nợ vay, ngân hàng quyết định cho vay không chỉ căn cứ chủ yếu vào tính khả thi của dự án mà còn xem xét đến tình hình tài chính hiện tại của chủ đầu tư và quyết định là có nên áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hiện có của chủ đầu tư hay không. Trong khi đó, nếu thực hiện theo phương thức TTDA, chủ đầu tư chỉ cần đứng ra hoặc liên kết với các đối tác khác để thành lập công ty dự án và công ty dự án này sẽ là người đứng tên vay nợ ngân hàng. Ngân hàng xem xét cho vay chỉ căn cứ chủ yếu đến tính khả thi của dự án chứ không cần xem xét đến tình hình tài chính và tài sản hiện có của chủ đầu tư đóng vai trò là người khởi xướng dự án.

Thứ hai, số lượng các dự án được các định chế tài chính nước ngoài tài trợ theo phương thức TTDA ở Việt Nam còn ít.

Do TTDA là phương thức cho vay còn khá mới mẻ ở Việt Nam cho nên hiện chưa thể có được một thống kê tương đối đầy đủ về số lượng các dự án đã và đang được tài trợ theo phương thức TTDA ở Việt Nam. Các định chế tài chính nước ngoài với kinh nghiệm thực hiện TTDA từ nhiều thập kỷ nay ở nhiều nước rên thế giới cũng đã bắt đầu vận dụng phương thức TTDA này ở Việt Nam mà điển hình là Dự án Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 như đã trình bày ở mục 2.2. Nhận định này được đưa ra dựa trên cơ sở là phần lớn các dự án được tài trợ theo phương thức TTDA là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng mà lĩnh vực này hiện nay chủ yếu được đầu tư bằng các nguồn vốn của Nhà nước. Khu vực kinh tế tư nhân

thường không đủ khả năng để đầu tư hoặc có sự hạn chế đầu tư ở một số lĩnh vực, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng các nguồn vốn của Nhà nước, thông thường thì các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đứng ra vay hoặc bảo lãnh cho các Tổng công ty của nhà nước vay tiền từ các định chế tài chính nước ngoài để thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp vận dụng phương thức tài trợ dự án để mở rộng tín dụng trung dài hạn (Trang 55 - 57)