Tình hình huy động vốn của các NHTM

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại (Trang 29 - 31)

Tình hình hoạt động các NHTM trong những năm qua luôn có mức tăng trưởng cao cả về huy động vốn và cho vay. Tổng nguồn vốn năm 2002 là 2.981,3 tỷ, cuối năm 2004 là 3.904,2 tỷ. Mức tăng trưởng tổng nguồn vốn trong giai đoạn này là 14,43%/năm (Bảng 1); Trong đó vốn huy động tại chỗ năm 2002 là 965,3 tỷ thì năm 2004 đã là 1.519,2 tỷ. Mức tăng bình quân

25,46%/năm, tăng nhanh hơn so với tổng nguồn vốn; Tỷ trọng vốn huy động tại địa phương từ chỗ chỉ chiếm 32,37% trong tổng nguồn vốn đã tăng lên 38,90% vào cuối năm 2004, đáp ứng 39,73% tổng dư nợ. Điều này đã giúp các NHTM chủ động hơn trong khâu kế hoạch hoá nguồn vốn, đỡ phải lệ thuộc vào vốn điều động từ trung ương. Từng bước chủ động đáp ứng nhu cầu tài trợ, đầu tư phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của địa phương.

Bảng 1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÁC NHTM TRONG TỈNH

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 Tỷ lệ tăng bình quân năm (%) 1. Tổng nguồn vốn hoạt động 2.981.289 3.194.051 3.904.262 14,43

2. Vốn huy động tại địa phương 965.333 1.203.359 1.519.235 25,46

- Tỷ trọng so tổng N.vốn (%) 32,37 37.66 38,90

4. Vốn huy động > = 12 tháng 285.073 361.074 561.224 40,33

- Tỷ trọng so vốn H.động (%) 29,53 30,01 36,95

5. Vốn huy động từ dân cư 604.570 949.033 1.143.021 35,50

- % so vốn huy động ở ĐP 62,63 78,86 75,25

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.

Trong phần vốn huy động tại địa phương thì nguồn huy động từ khu vực dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. Năm 2002 là 62,63%, năm 2004 tăng lên 75,25%. Tốc độ tăng vốn huy động tại khu vực này là 35,50%/năm. Đây là nguồn vốn có độ ổn định tương đối cao, không biến động thất thường như đối với nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế và kho bạc nhà nước.

Một vấn đề nữa là trong số vốn huy động tại chỗ thì vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đã có sự tăng trưởng mạnh với tỷ lệ tăng bình quân 40,33%/năm. Nguồn vốn này năm 2002 chỉ chiếm có 29,53% so vốn huy động tại chỗ thì năm 2004 đã đạt 36,95%. Đây là một nguồn vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn của các NH trong tỉnh. Đáp ứng được 38,48% dư nợ trung dài hạn tại thời điểm cuối năm 2004. Tuy nhiên

trong nguồn vốn này chủ yếu là loại 12 tháng, một số là 24 tháng còn từ 36 tháng trở lên thì rất ít, không đáng kể.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)