Giải pháp chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung & dài hạn

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại (Trang 58 - 62)

theo thời hạn:

3.3.1.1 Tăng cường huy động vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay

trung & dài hạn.

Muốn tăng tỷ trọng cho vay trung & dài hạn trong tổng dư nợ cũng như tăng tỷ trọng cho vay dài hạn và kéo dài thời gian cho vay theo nhu cầu của các dự án. Điều đầu tiên cần quan tâm đó là nguồn vốn. Hiện nay nguồn vốn tín dụng nói chung và nguồn vốn trung dài hạn nói riêng trên địa bàn đang rất mất cân đối giữa cung và cầu. Mặc dù trong những năm qua, vốn trung và dài hạn huy động trên địa bàn ngày một tăng (năm 2002 bằng 23% so số dư nợ T&DH, năm 2003 là 28% và năm 2004 là 38,5%) nhưng vẫn còn thấp xa so với nhu cầu. Bên cạnh đó ngân hàng chưa huy động được nguồn vốn dài hạn từ 3 năm trở lên. Trên 60% nhu cầu vốn trung và dài hạn phải điều từ NHTM cấp trên. Để từng bước tăng vốn huy động nhất là vốn trung & dài hạn, đòi hỏi các ngân hàng cần thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:

- Tăng cường các biện pháp huy động vốn, thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trung và dài hạn như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… có thời hạn dài. Mở ra các hình thức huy động mới như kết hợp tiết kiệm với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm an sinh. Áp dụng mức lãi suất, cách thức trả lãi cho phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người gửi tiền và ngân hàng. Kết hợp với các biện pháp như khuyến mãi thưởng, dịch vụ sau gửi tiền… để thu hút đông đảo người dân gửi tiền vào ngân hàng.

- Áp dụng hình thức huy động như kỳ phiếu, trái phiếu tự do chuyển nhượng trên thị trường bằng phương pháp ký hậu giống như các loại thương phiếu quốc tế. Nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền dễ dàng khi có nhu cầu. Mặt khác nếu chủ sở hữu có nhu cầu cầm cố để vay tiền thì ngân hàng sẽ áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi hơn để khuyến khích người gửi tiền dài hạn.

- Tạo sự tin tưởng của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng bằng cách công bố những thông tin cơ bản hoạt động của các NH, đặc biệt là các hệ số an toàn và khả năng thanh khoản của NH.

- Mở rộng mạng lưới, địa điểm huy động vốn cho phù hợp. Bố trí giờ giấc giao dịch cho thuận tiện với các đối tượng khách hàng gửi tiền. Mở rộng mô hình “NH tại nhà” để phục vụ những khách hàng lớn, có quan hệ thường xuyên với ngân hàng thông qua việc nối mạng vi tính để thực hiện các giao dịch trực tiếp. Mở rộng dịch vụ thu tiền tại nhà cho những khách hàng có gửi tiền thường xuyên, số tiền lớn. Bố trí bàn giao dịch ngoài giờ để tạo điều kiện cho những khách hàng không thể giao dịch trong giờ hành chính được.

- Tranh thủ sự điều hòa hỗ trợ vốn từ hội sở chính các NHTM. Với đặc thù là một tỉnh luôn cầu lớn hơn cung về vốn nên vốn điều hòa từ cấp trên có một vai trò và ý nghĩa quan trọng. Các NHTM trong tỉnh cần xây dựng kế hoạch, phương án phù hợp để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn điều hòa. Bên cạnh đó cần tranh thủ các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài như dự án tài chính nông thôn của IMF, các dự án ADB có thời gian ân hạn và cho vay dài để đáp ứng nhu cầu của tỉnh.

3.3.1.2 Tăng cường áp dụng phương thức đồng tài trợ giữa các ngân hàng để cho vay các dự án lớn, có thời gian thu hồi vốn dài.

Đồng tài trợ là một giải pháp hữu hiệu giúp cho các ngân hàng tham gia vào các dự án lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Mặt khác giúp cho các ngân hàng phân tán rủi ro. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có một dự án nào được tiến hành bằng phương thức này. Trong khi đó có những dự án lớn như xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Phú, Bình Minh nhu cầu vốn rất lớn, hàng trăm tỷ đồng cho mỗi công trình. Các ngân hàng thương mại cần phải cạnh tranh trên tinh thần hợp tác, hợp tác để cùng vươn lên và để đáp ứng cho các nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

3.3.1.3 Chủ động tiếp cận với các dự án khả thi để đầu tư. Từng bước

tăng dần tỷ trọng nợ trung & dài hạn trong tổng dư nợ. Đồng thời tăng tỷ trọng nợ dài hạn trong dư nợ T&DH.

Để đạt được mục tiêu dư nợ trung & dài hạn tăng hàng năm từ 19-20%, đến năm 2010 đạt tỷ trọng 41,5% trong tổng dư nợ. Chấm dứt tốc độ sụt giảm và đi đến tăng dần tỷ trọng cho vay dài hạn trong dư nợ cho vay trung & dài hạn, đến năm 2010 đạt tỷ trọng từ 15-20%. Đây là những mục tiêu tương đối cao nhưng nếu thực hiện tốt các giải pháp thì có khả năng đạt được. Trong 5 năm tới, chiến lược phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh là hình thành 3 khu công nghiệp lớn để kêu gọi các dự án đầu tư. Điều này sẽ mở ra một nhu cầu vốn lớn mà các ngân hàng cần đáp ứng. Các ngân hàng cần chủ động tiếp cận với các dự án ngay từ đầu để tư vấn về mặt tài chính, giúp cho khách hàng lựa chọn phương án đầu tư phù hợp, tính khả thi cao.

3.3.1.4 Thực hiện đa dạng hóa hình thức, phương thức đầu tư để đáp

ứng linh hoạt cho các dự án trung hạn hoặc dài hạn.

Vận dụng đa dạng các phương thức đầu tư tín dụng trung và dài hạn như cho vay theo dự án đầu tư, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. Kết hợp với các công ty thuê mua của cùng hoặc khác hệ thống NHTM để thực hiện toàn bộ hoặc một phần của các dự án tài trợ dưới hình thức thuê mua tài chính cho các doanh nghiệp. Áp dụng các hình thức tài trợ phù hợp với đặc điểm, điều kiện hoạt động của từng loại khách hàng, đối tượng khách hàng để họ có thể sử dụng vốn và trả nợ linh hoạt phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh.

3.3.1.5 Đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn tín dụng. Cho vay khép kín cả vốn ngắn hạn và vốn trung, dài hạn cho doanh nghiệp.

- Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, nhất là nguồn vốn trung dài hạn, việc đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn tín dụng, tăng vòng quay đồng vốn sẽ là giải pháp quan trọng để tạo vốn trong chính sách tín dụng của các NH. Các ngân hàng thương mại cần đặc biệt chú trọng phương thức cho vay theo cơ chế "khép kín", có nghĩa cho vay người mua, thu nợ người bán, hoặc cho vay gián tiếp cho các cơ sở, các tổ chức chế biến sản phẩm nông nghiệp, thông qua đó chuyển tiền vật tư, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

- Cấp tín dụng một cách đồng bộ khép kín cả vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều trường hợp doanh nghiệp vay vốn trung & dài hạn ở ngân hàng này, còn vốn lưu động thì vay ở một ngân hàng khác. Chính vì vậy khâu kiểm tra kiểm soát vốn vay và quản lý thống nhất các dòng tiền để thu nợ của ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

3.3.1.6 Xây dựng các dự báo khoa học để tạo tiền đề cho việc dự báo

nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn để có kế hoạch đáp ứng phù hợp, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành, tiến hành xây dựng những dự báo về tổng mức vốn đầu tư của xã hội trong đó làm rõ số lượng vốn của NSNN, vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn kêu gọi từ bên ngoài. Từ đó xác định tổng mức vốn trung và dài hạn của ngân hàng cần đáp ứng. Vốn của NSNN chủ yếu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, như giao thông, thủy lợi đầu mối nhằm tạo cú huých để thu hút các nguồn vốn khác. Vốn ngân hàng đầu tư vào những công trình mang lại hiệu quả trực tiếp, thời gian thu hồi nhanh.

3.3.1.7 Điều tra khảo sát nắm nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của

khách hàng nhất là nhu cầu vay dài hạn.

Các NHTM cần điều tra khảo sát nắm chắc nhu cầu vốn của khách hàng nhất là nhu cầu công nghiệp phục vụ nông thôn và chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp để có phương án chuẩn bị vốn và đầu tư thích hợp theo từng đối tượng, từng địa bàn. Đánh giá phân khúc thị trường, phân tích khách hàng tiềm năng. Phối hợp với UBND các cấp, các ngành liên quan lập hồ sơ

tổng thể khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Kết hợp phân loại khách hàng để có chính sách phục vụ cho phù hợp. Trên cơ sở đó ngân hàng chuẩn bị phương án vốn và tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)