Tình hình đầu tư tín dụng

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại (Trang 31 - 34)

2.2.3.1 Về doanh số cho vay

Với đặc điểm là một tỉnh thuần nông, tỷ trọng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp chiếm chủ yếu trong cơ cấu GDP của tỉnh (từ 54% - 57%). Do vậy trong những năm qua vốn tín dụng của ngân hàng cũng chủ yếu phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ phục vụ thu mua chế biến sản phẩm nông nghiệp. Doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài dạn ở các khu vực qua các năm thể hiện qua số liệu ở Bảng 2:

Bảng 2: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị: triệu đ, % 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 Ngành kinh tế Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Doanh số CV ngắn hạn 3.066.669 100,00 4.337.039 100,00 5.480.475 100,00 - Nông nghiệp 1.154.356 37,44 1.346.748 31,06 1.631.318 29,75 - Công nghiệp 523.257 17,16 651.473 15,00 837.763 15,29 - Thương mại, dịch vụ 1.389.056 45,40 2.338.818 53,94 3.011.394 54,96 2. Doanh số CV T&DH 737.177 100,00 593.743 100,00 987.858 100,00 - Nông nghiệp 217.403 29,49 167.673 28,24 300.207 30,39 - Công nghiệp 173.515 23,54 97.108 16,36 103.243 10,45 - Thương mại, dịch vụ 346.259 46,97 328.962 55,40 584.408 59,16 Tổng cộng 3.803.846 4.930.782 6.468.333

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.

Trong 3 năm qua, doanh số cho vay bình quân tăng 30,41%/năm, năm 2004 đạt 6.468,3 tỷ; Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng bình quân 84% hàng năm, doanh số cho vay trung & dài hạn chiếm tỷ trọng 16%.

] Đối với doanh số cho vay ngắn hạn: doanh số cho vay năm 2002 là 3.066,6 tỷ, năm 2004 là 5.480,5 tỷ. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 33,69%/năm. Phân chia theo từng khu vực thì tỷ trọng doanh số cho vay khu vực dịch vụ và nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao: Khu vực dịch vụ từ 45% đến 54%. Khu vực nông nghiệp từ 30% đến 37%. Còn lại khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ từ 15 đến 17%. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn năm 2002 là 2,06 vòng, năm 2004 tăng lên đạt 2,57 vòng.

Sở dĩ khu vực dịch vụ có doanh số cho vay cao vì một lượng vốn lớn hàng năm cung ứng cho nhu cầu thu mua lương thực, thủy sản và các loại nông phẩm khác để chế biến xuất khẩu & tiêu thụ nội địa. Trong lĩnh vực này hàng năm doanh số chiếm từ 50-60% trong cho vay dịch vụ. Mỗi năm đã thu mua chế biến xuất khẩu từ 350 đến 400 ngàn tấn gạo, từ 2.000 đến 2.300 tấn thủy sản đông lạnh, từ 2.000 đến 2.500 tấn nấm rơm muối xuất khẩu và nhiều mặt hàng nông sản khác.

] Đối với doanh số cho vay trung & dài hạn: Năm 2002 doanh số cho vay là 737,2 tỷ đồng, năm 2004 tăng lên là 987,8 tỷ. Tốc độ tăng bình quân 15,72%/năm. Cơ cấu tập trung ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 47 đến 59%, năm 2002 cho vay chỉ có 346,2 tỷ thì năm 2004 lên đến 584,4 tỷ. Tốc độ tăng 29,91%/năm; Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 28 đến 30% doanh số cho vay hàng năm, tốc độ tăng bình quân 38,24%/năm. Khu vực công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất: Năm 2002 chiếm 23,54% doanh số cho vay trung dài hạn thì năm 2004 chỉ còn 10,45%. Năm 2002 cho vay 173,5 tỷ thì năm 2004 chỉ còn 103,2 tỷ. Tốc độ giảm bình quân 22%/năm.

2.2.3.2 Về dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế:

Tổng dư nợ cho vay của các NHTM đến cuối năm 2004 (Biểu đồ 2) là 3.823,75 tỷ, gấp 2,08 lần so năm 2000. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2002-2004 là 15,70%/năm. Trong số này, dư nợ cho vay thuộc ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, bình quân 45,10%; Tốc độ tăng dư nợ khu vực này là 8,26%/năm; Dư nợ đến cuối năm 2004 đạt 1.854,9 tỷ. Khu vực thương mại dịch vụ số dư nợ cuối 2004 là 1.508,95 tỷ, chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 sau nông nghiệp, bình quân 36,96%/năm. Tốc độ tăng dư nợ khu vực này bình quân 21,84%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ nói chung. Khu vực công nghiệp dư nợ 729,9 tỷ vào cuối năm 2004, chiếm tỷ trọng bình quân

hàng năm 17,94%. Đây là khu vực có tốc độ tăng dư nợ cao nhất trong 3 khu vực, bình quân 22,31%/năm giai đoạn 2002-2004.

] Trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn (Bảng 3): Số dư cuối năm 2004 đạt 2.365,2 tỷ, chiếm 61,86% tổng dư nợ, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2002 - 2004 là 19,97%/năm, cao hơn tốc độ tăng tổng dư nợ nói chung. Phân chia theo khu vực kinh tế thì dư nợ lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao, từ 50 đến 60% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Dư nợ khu vực này có tốc độ

tăng bình quân là 9,20%/ năm. Dư nợ cho vay lĩnh vực thương mại dịch vụ có dư nợ 698,9 tỷ vào cuối năm 2004, chiếm tỷ trọng 29,55%, tốc độ tăng dư nợ bình quân 38,73%/năm, đây là khu vực có tốc độ tăng dư nợ cao nhất trong những năm vừa qua trong cho vay ngắn hạn. Đối với lĩnh vực công nghiệp, tuy có tốc độ tăng dư nợ tương đối cao: 29,9%/năm nhưng là khu vực có tỷ trọng dư nợ thấp nhất, đến cuối năm 2004 mới đạt 477,1 tỷ và chiếm tỷ trọng 20,17% so tổng dư nợ ngắn hạn. 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 2002 2003 2004

Biểu đồ 2: TỔNG DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

- Thương mại, dịch vụ - Công nghiệp

- Nông nghiệp

Triệu đ

Bảng 3: DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị: triệu đ, % 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 Ngành kinh tế Tỷ trọng Tỷ trọng

Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền

- Nông nghiệp 997.262 60,69 1.136.664 60,30 1.189.113 50,28

- Thương mại, dịch vụ 363.140 22,10 416.615 22,10 698.932 29,55

Tổng cộng 1.643.191 100,00 1.885.078 100,00 2.365.194 100,00

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.

] Về dư nợ cho vay trung & dài hạn: Số dư cuối năm 2004 là 1.458,5 tỷ chiếm 38,14% so tổng dư nợ, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2002 - 2004 là 9,64%/năm. Trong số này, khu vực tiêu dùng và đời sống có tỷ trọng chiếm cao nhất: 31,58% (2004). Kế đến là khu vực công nghiệp có tỷ trọng 30,69% và có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất: 56,74%/năm.

Đánh giá chung về hoạt động tín dụng, nhìn chung trong những năm qua tốc độ tăng trưởng tín dụng có phần chựng lại so giai đoạn 1998-2001. Tốc độ tăng dư nợ của tỉnh thấp hơn so với mức bình quân của vùng ĐBSCL (20-22%). Về cơ cấu dư nợ thì khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ đã có tốc độ tăng dư nợ cao (từ 30 - 38%/năm), tuy nhiên tỷ trọng 2 khu vực này vẫn còn thấp. Tỷ trọng dư nợ khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ có xu hướng giảm thấp, năm 2002 là 42,48% thì năm 2004 chỉ còn 39,59%. Tốc độ tăng dư nợ trung và dài hạn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)