Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng thời gian qua

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Trang 38 - 43)

c. Chi phí huy động vốn bình quân hợp lý:

2.1.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng thời gian qua

2.1.4.1.Huy động vốn

Với các hoạt động kinh doanh phong phú và linh hoạt của mình, Ngân hàng Đại Dương đã đạt được những kết quả khả quan. Tổng vốn hiện nay của Ngân hàng bao gồm tiền mặt, trái phiếu chính phủ đặc biệt, và tài sản khác của Ngân hàng nhận được từ chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Vốn của Ngân hàng cũng được bổ sung từ quỹ bổ sung Vốn điều lệ, các quỹ khác được trích lập từ lợi nhuận của Ngân hàng theo qui định của Chính phủ và thu lãi từ trái phiếu chính phủ đặc biệt.

Công tác huy động vốn trong vòng 03 năm từ 2007-2009 được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Bảng kết quả huy động vốn 2007 – 2009

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng vốn huy động 12.332.411 12.431.304 31.146.544

Tiền gửi và vay của các TCTD khác 9.750.756 6.018.383 7.238.305 Tiền gửi của khách hàng 2.419.582 6.411.983 23.376.979

Phát hành giấy tờ có giá 162.071 938 53.126

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương 2007-2009)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng vốn huy động của Ngân hàng năm 2008 tăng không đáng kể so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008 hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm ảnh hưởng tới thị trường tài chính Việt Nam dẫn đến việc toàn bộ hệ thống Ngân hàng của Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Tuy nhiên sang năm 2009 tổng nguồn vốn huy động đã tăng trưởng vượt bậc tới 150.54% so với năm 2008 do thời kỳ hậu khủng hoảng Ngân hàng bắt đầu ổn định lại hệ thống, áp dụng các biện pháp đa dạng để tăng cường huy động vốn và gia tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân khác khác. Nhờ có chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn đã làm gia tăng đáng kể lượng tiền gửi của khách hàng từ 6.41 tỷ lên 23.376 tỷ đồng vào cuối năm 2009. Chi tiết về tiền gửi và huy động được của các tổ chức kinh tế và người dân cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Bảng kết quả huy động vốn từng hạng mục năm 2007-2009

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tiền gửi của TCKT 1.514.348 2.655.614 18.265.843

Doanh nghiệp NN - 2.356.640 3.898.606

Doanh nghiệp không thuộc sở hữu NN và

Doanh nghiệp khác 1.514.348 298.974

14.351.500

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - - 15.737 Tiền gửi của cá nhân 905.234 3.756.368 5.111.135

Công tác huy động vốn của Ngân hàng luôn được quan tâm và triển khai bằng nhiều biện pháp, từ việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, áp dụng hợp lý chính sách khách hàng, thực hiện chính sách lãi suất phù hợp, khai thác, triển khai mở rộng kênh huy động vốn. Đặc biệt năm 2008 Ngân hàng triển khai mở rộng hệ thống mạng lưới và thành lập them nhiều phòng giao dịch tại tất cả các Chi nhánh, đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và công nghệ, tao ra bộ mặt mới cho Ngân hàng. Ngoài ra công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, tác phong giao dịch của đội ngũ cán bộ nhân viên cũng thường xuyên được quan tâm. Do đó tổng vốn của Ngân hàng đến 31/12/2009 đạt 33.784 tỷ đồng tăng 139.75% so với 2008.

Trong đó:

Tiền gửi của các TCKT: Tiền gửi của các TCKT tăng nhanh qua các năm, trong đó chủ yếu là chủ yếu là tiền gửi của doanh nghiệp không thuộc sở hữu NN và Doanh nghiệp khác. Đối với tiền gửi của Doanh nghiệp thuộc sở hữu NN năm 2007 và 2008 số dư là 0, tuy nhiên năm 2009 con số này đã đạt hơn 15tỷ đồng. Điều này nói lên thương hiệu và uy tín của Ngân hàng đã được khẳng định và chiếm được lòng tin của thị trường.

Mặc dù các doanh nghiệp luôn sử dụng vốn ở mức tối đa, nhưng số dư tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng vẫn luôn duy trì ổn định. Số dư tiền gửi của doanh nghiệp đến 31/12/2009 đạt 18.265 tỷ đồng, chiếm 58.64% trong Tổng nguồn vốn huy động và bằng 587.81% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn vốn huy động của cá nhân: Tính đến 31/12/2009 đạt 5.111 tỷ đồng chiếm 1.64% trong Tổng nguồn vốn. Trải qua năm 2008 với nhiều khó khăn Ngân hàng vẫn duy trì tốt số dư nguồn vốn huy động từ dân cư và giữ được mức tăng trưởng qua các năm, cụ thể năm 2009 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 36.06% so với năm 2008 và tăng 406.62% so với năm 2007. Kết quả này có được là nhờ vào hệ thống quản lý thanh khoản tốt của Ngân hàng,

cùng với việc Ngân hàng duy trì tốt chính sách lãi suất huy động và có các chiến lược sản phẩm đa dạng thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Nguồn vốn vay: Tính đến 31/12/2009 nguồn vốn vay của Ngân hàng là 7.238 tỷ đồng. Đây là kênh huy động rất quan trọng, trong năm 2009 Ngân hàng đã triển khai tốt công tác mở rộng quan hệ với các tổ chức có nguồn tiền nhàn dỗi lớn để huy động, thời điểm cao nhất số vốn khai thác từ các định chế tài chính tại chi nhánh đạt trên 2.500 tỷ đồng, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Ngân hàng.

Với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn Ngân hàng và bằng những biện pháp cụ thể, Ngân hàng đã duy trì được việc phát triển nguồn vốn ổn định, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của toàn Ngân hàng.

OceanBank được Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê duyệt và hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007, tăng gấp 5,9 lần năm 2006. Ngày 18/01/2009, OceanBank ký kết và công bố cổ đông chiến lược là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam). Tháng 4/2009, OceanBank đã tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2010, số vốn điều lệ của OceanBank sẽ tăng lên 3.000 tỷ đồng và đến năm 2013 là 5.000 tỷ đồng.

2.1.4.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng

Bên cạnh hoạt động huy động vốn phải kể đến hoạt động cho vay Ngân hàng. Dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng đột biến vào năm 2008 với tỷ trọng 731,56% so với năm 2007 do chiến lược mở rộng kinh doanh và đẩy mạnh phát triển hoạt động của Ngân hàng sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động. Năm 2009 dư nợ tín dụng chỉ tăng 22,05% do chịu ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu. Trong thời gian này Ngân hàng không mở rộng cho vay mà tập chung vào khắc phục nợ xấu. Công tác quản trị rủi ro tín dụng được nâng cao và chú trọng, do đó tỷ lệ nợ xấu đã được khắc phục đáng kể. Năm 2008 và 2009 thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của TGĐ đối

với hoạt đồng đầu tư đảm bảo an toàn và hiệu quả, không chạy theo số lượng, Ngân hàng luôn đẩy mạnh tìm kiếm và khai thác những Dự án mới, khách hàng mới, phát triển mạnh cho vay đối với khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.

Dư nợ cho vay đối với các TCTD khác của Ngân hàng chỉ có tại thời điểm năm 2008 do năm 2007 Ngân hàng mới chuyển đổi nên tập chung nguồn vốn vào đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Còn năm 2009 Ngân hàng không cho TCTD vay để tập chung nguồn vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh trong hoàn cảnh khó khăn của thị trường tài chính trong nước và quốc tê. Do vậy dư nợ tín dụng của Ngân hàng chủ yếu tập chung dư nợ vào hạng mục cho vay khách hàng. Cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Bảng kết quả dư nợ cho vay đối với khách hàng 2007-2009

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng dư nợ cho vay khách hàng 4.713.442 5.938.759 10.188.901 Nợ ngắn hạn 1.523.276 3.237.325 5.775.680 Nợ trung hạn 1.784.940 1.219.806 1.386.347 Nợ dài hạn 1.405.225 1.481.627 3.026.873

(Nguồn: báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương 2007-2009)

Qua bảng số liệu ta thấy, Dư nợ cho vay của Ocean Bank liên tục tăng qua các thời kỳ, năm 2009 tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng đạt 10.188 tỷ đồng tăng 71.56% so với năm 2008 và tăng 156.16% so với năm 2007. Trong đó dư nợ cho vay chủ yếu tập chung vào ngắn hạn do thời kỳ này ngân hàng chủ yếu huy động vốn từ nguồn vốn ngắn hạn, do đó việc tập chung vào dư nợ ngắn hạn và giảm thiếu dư nợ trung, dài hạn để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

ta thấy: Dư nợ cho vay đối với tổ chức kinh tế đạt 8.888 tỷ đồng chiếm 87.24% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Dư nợ cho vay đối với cá nhân đạt 1.299 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12.76% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

2.1.4.3.Hoạt đồng đầu tư của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Trang 38 - 43)