Tình hình huy động Vốn tại Ngân hàng Đại Dương

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Trang 48 - 52)

XII. Chi phí thuế thu nhập

2.2.1Tình hình huy động Vốn tại Ngân hàng Đại Dương

Ngân hàng Đại Dương luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển, nên mặt bằng vốn vững chắc ngày càng tăng trưởng cả VNĐ và ngoại tệ. Bởi muốn hoạt động cho vay phải có vốn, muốn có vốn phải huy động là chủ yếu. Như vậy huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay. Trong những năm qua, Ngân hàng Đại Dương rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm “đi vay để cho vay” đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội.

Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương (2007-2009) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng nguồn vốn huy động 7,046 100 11,602 100 23,136 100

1. Theo loại tiền

VNĐ 4,862 69 8,122 70 16,610 71.8

Ngoại tệ 2,184 31 3,481 30 6,527 28.2

2. Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 5,161 73.3 8,377 72.2 15,751 68.08

Có kỳ hạn 1,885 26.8 3,225 27.8 7,385 31.92

3. Theo đối tượng

Tổ chức kinh tế 4,723 67.03 7,050 60.77 14,584 63.04

Dân cư 1,603 22.75 3,452 29.76 6,432 27.80

Khác 720 10.22 1,100 9.48 2,120 9.16

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương 2007-2009)

Huy động vốn theo loại tiền: Tỷ trọng tiền gửi VNĐ chiếm tỷ lệ lớn hơn ngoại tệ và hàng năm đều có mức tăng trưởng tốt vì việc huy động vốn bằng ngoại tệ luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế và tình trạng khan hiếm tiền đồng Việt nam (VNĐ). Cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED) liên tục cắt giảm lãi suất cho vay từ đó lãi suất huy động bằng USD của các ngân hàng luôn giảm mạnh, hệ quả là người dân chuyển sang gửi bằng tiền Việt Nam (VNĐ) để hưởng lãi suất cao hơn. Vốn huy động ngoại tệ chủ yếu là tiền gửi, ký quỹ đảm bảo thanh toán LC, chuyển tiền thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu của các Tổ chức kinh tế và một phần tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

Về cơ cấu kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn (70%) trong tổng vốn huy động, đây là một lợi thế của Ngân hàng Đại Dương về nguồn vốn huy động với chi phí trả lãi thấp, nếu như huy động có kỳ hạn với lãi suất từ (12-15%/năm, có thời điểm lên tới 18%/năm vào tháng 6/2009) thì lãi suất huy động cho loại không kỳ hạn chỉ bằng 1/5 lần từ (2,5-3,6%/năm), đặc biệt trong thời gian vừa qua từ cuối năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 thị trường tiền tệ biến động rất mạnh, các Ngân hàng đã phải huy động có kỳ hạn đến mức lãi suất 16-18%/năm, trong khi lãi suất đầu ra Ngân hàng Nhà nước khống chế ở mức tối đa (18-21%/năm). Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của rất nhiều ngân hàng. Tuy nhiên nguồn vốn huy động không kỳ hạn mang tính chất không ổn định vì khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào vì mục đích sử dụng hay mục đích lợi nhuận, đây là vấn đề Ngân hàng Đại Dương đang cần phải lưu ý điều chỉnh theo hướng huy động kỳ hạn dài nhưng vẫn phải đảm bảo với giá rẻ, một vấn đề quá khó khăn trong huy động vốn trên thị trường tiền tệ biến động mạnh như hiện nay. Qua bảng số liệu trên ta thấy Ngân hàng Đại Dương đang điều chỉnh dần cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn từ tỷ trọng 28% của năm 2007 đã tăng lên 32% vào cuối năm 2008.

Bảng 2.7: Cơ cầu kỳ hạn vốn huy động của Ngân hàng Đại Dương (2007-2009) Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 07/06 (± %) 2008 08/07 (± %) 2009 09/08 (± %) Tổng vốn huy động 7,046 41.40% 11,602 64.66% 23,136 99.41% 1.Tiền gửi không kỳ hạn 5.161 44,8% 8.377 62,3% 15.751 88,0%

Tỷ lệ so với tổng vốn huy

động 73,25% 72,2% 68,08%

2.Tiền gửi có kỳ hạn 1.885 32,7% 3.225 71% 7.385 29%

Tỷ lệ so với tổng vốn huy động 26,75% 27,8% 31,92%

Tiền gửi có kỳ hạn dưới

12 tháng 1.048 40,8% 2.119 102,2% 5.598 164,2%

Tiền gửi có kỳ hạn trên

12 tháng 837 23,8% 1.106 32,1% 1.787 61,6%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương năm 2007-2009)

Nhìn chung, cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đại Dương diễn ra theo xu thế vốn không kỳ hạn tăng dần theo các năm ( năm 2007 chiếm 73.25%, năm 2008 chiếm 72.20%, đến năm 2009 chiếm 68,08%) và vốn có kỳ hạn giảm dần. Vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng trên dưới 70%. Nhìn về mặt tài chính đó là dấu hiệu tốt cho Ngân hàng Đại Dương do lãi suất huy động bình quân sẽ giảm dần. Nó giúp cho Ngân hàng Đại Dương một lợi thế về giảm chi phí huy động vốn tăng lợi nhuận, nhưng khi nhu cầu đầu tư trung và dài hạn tăng, ngân hàng luôn phải có đủ vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, khi nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu thì việc chủ động sử dụng nguồn vốn để đầu tư dài hạn bị hạn chế bởi nguồn vốn trung và dài hạn thấp và hạn chế bởi các chỉ tiêu an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước như: Các ngân hàng thương mại chỉ được dùng không quá 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Một nhiệm vụ khó khăn được đặt ra đối

với Ngân hàng Đại Dương là làm thế nào để mở rộng các hình thức huy động vốn trung, dài hạn nhưng với lãi suất thấp trong những năm tiếp theo.

Xét theo đối tượng: Số liệu trong 5 năm cho thấy Ngân hàng Đại Dương có thế mạnh về huy động vốn từ các tổ chức kinh tế. Tỷ trọng tiền gửi từ Tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ lệ lớn ( hơn 63% ) và tăng trưởng cao trong tổng vốn huy động. Đây là lợi thế của Ngân hàng Đại Dương bởi lãi suất huy động loại tiền gửi này thường thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm; do Ngân hàng Đại Dương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Bộ quốc phòng, các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế có nguồn tiền gửi dồi dào để huy động. Bên cạnh đó tiền gửi tiết kiệm từ dân cư cũng có mức tăng trưởng và cơ cấu đã thay đổi dần vào cuối năm 2008, huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng 28% trong tổng vốn huy động. Do nguồn vốn này rất nhạy cảm với sự thay đổi lãi suất, tức là khách hàng đã có sự tính toán trước nhằm mục đích thu lợi từ việc gửi tiền. Vì vậy chỉ cần có sự thay đổi nhỏ về lãi suất tiền gửi thì có thể tăng hoặc giảm nguồn vốn huy động phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này cho thấy giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh với nhau gay gắt và quyết liệt, khi lãi suất giữa các ngân hàng tương đương nhau thì việc nâng cao chất lượng phục vụ, bố trí mạng lưới thuận tiện đáp ứng kịp thời nhu cầu gửi và lĩnh tiền của ngân hàng là yếu tố rất quan trọng. Ngoài việc huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư là nguồn chiếm ưu thế chính thì nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước và nhận uỷ thác đồng tài trợ từ các tổ chức tín dụng khác tại Ngân hàng Đại Dương chiếm tỷ lệ (gần 10%) trong tổng nguồn vốn huy động .

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Trang 48 - 52)