Thực trạng năng lực tài chính của ABBank.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 33 - 38)

 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu (còn gọi là vốn tự có) là vốn riêng của các ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đôi khi nó có thể dẫn đến ngân hàng phá sản. Khi đó vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên. Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được hoàn trả cho khách hàng.

Biểu đồ 2.2 Vốn CSH của ABBANK (đơn vị: tỷ đồng) 188.1 780 2300 2479.2 3012 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2005 2006 2007 2008 2009

Bảng 2.6: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của một số NHTM 31/12/2009

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tên NHTM Abbank VCB ACB Sacom-

bank Đông Á Bank BIDV Agri- bank Vốn CSH 3.012.5 13.551 2.630 5.948 3.229 10.643 10.548 Tổng tài sản 19.747,7 197.408 85.392 63.364 27.425 201.382 321.444

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM)

Về năng lực tài chính, tuy vốn CSH có tăng lên qua các năm nhưng abbank có tiềm lực tài chính nhỏ bé so với các NHTM khác trong nước. Quy mô vốn nhỏ làm cho năng lực cạnh tranh của ABBANK bị hạn chế khi sử dụng các yếu tố có liên quan đến vốn tự có cụ thể như:

Giới hạn cho vay, bảo lãnh: theo quy định thì tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của TCTD, tổng mức cho vay của TCTD đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD.

Giới hạn về huy động: Theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990, tổng nguồn vốn huy động của NHTM tối đa gấp 20 lần so với vốn tự có.

Hạn chế việc đầu tư và phát triển công nghệ vì theo quy định thì các NHTM chỉ được sử dụng 50% vốn chủ sở hữu của mình để đầu tư tài sản cố định, công nghệ.

So với các NHTM trong nước abbank đã có vốn CSH nhỏ hơn, còn so với các NHNNg với tiềm lực tài chính hùng mạnh thì vốn CSH của abbank càng nhỏ bé. Vì vậy, sức cạnh tranh của abbank bị ảnh hưởng rất lớn khi thực hiện các cam kết của WTO.

Mức độ an toàn vốn

Hệ số CAR dùng để đánh giá mức độ an toàn vốn của abbank trong các năm qua các năm luôn vượt so với mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế là 8%. Năm 2005, tỷ lệ an toàn vốn là 8,89% và liên tục tăng qua các năm. Năm 2006 là 14% và năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 16%. Đây là dấu hiệu tốt đối với abbank để nâng cao năng lực cạnh tranh. abbank cần duy trì tỷ lệ này để nâng cao uy tín của mình đối với khách hàng và giữ vững năng lực tài chính.

 Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của NHTM như chương 2 đã trình bày có thể dựa vào hai chỉ tiêu chính là ROE và ROA. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện hai chỉ tiêu trên của abbank và một số NHTM khác:

Bảng 2.7: Các tỷ số sinh lời của một số NHTM

Chỉ tiêu

Abbank ACB Sacombank Đông Á Bank BIDV Agribank

2008 2007 2008 2007 2008 2007 2008 2007 2008 2007 2008 2007

ROE 14,8% 17,2% 44,5% 34,5% 27,4% 19,8% 14% 14,3% 16% 10,4% 12,9% 9% ROA 2,1% 2,2% 2,7% 1,5% 3,13% 2,4% 1,68% 1,6% 0,8% 0,7% 0,6% 0,4%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM)

Tỷ lệ ROE ở các nước trong khu vực luôn ở mức trên 15%, vì vậy khi so sánh ta thấy ROE của abbank không có chênh lệch nhiều và có thể chấp nhận được. Tuy tỷ lệ này so với các NHTMQD là khá cao nhưng so với một số NHTMCP khác như Sacombank, Á Châu Bank và Eximbank thì ROE của abbank vẫn còn thấp. Do các

ngân hàng này có lợi thế về quy mô và mạng lưới hoạt động. Tuy nhiên, abbank cũng là một trong những gương mặt đang nổi lên cùng với một số NHTMCP khác như VPBank, Techcombank, EAB.

Xét về tỷ số ROA, ở các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (gồm 52 NHTM thuộc 10 nước) là 0,94%. Qua bảng số liệu có thể thấy abbank có ROA cao so với các NHTMQD và NHTMCP khác trong nước. Đây là dấu hiệu tốt về khả năng quản lý tài sản của abbank.

Để đáp ứng nhu cầu của hội nhập, đặc biệt là để có thể cạnh tranh với các NHNNg, abbank cần phải tiếp tục giữ vững các tỷ số này vì mức sinh lời cao sẽ gia tăng giá trị cho cổ đông, bổ sung được nguồn vốn kinh doanh đồng thời nâng cao danh tiếng cho ngân hàng.

 Chất lượng tài sản có

Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trong nước đã được cải thiện song vẫn giữ ở mức cao so với mặt bằng chung trong khu vực. Theo nghiên cứu, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng năm 2006 là 14% và đã giảm xuống 3% trong năm 2007. Tuy nhiên, so với mức 0,06% của các chi nhánh NHNNg tại Việt Nam thì tỷ lệ này còn quá cao.

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM

Tên NHTM abbank ACB Sacombank ĐôngAbank BIDV Agribank

Năm 2007 2,6% 0,2% 0,72% 0,8% 11,9% 1,9%

Năm 2008 2,5% 0,1% 0,23% 0,4% 4,8% -

(Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng của BVSC)

So với trung bình của hệ thống ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu của abbank thấp hơn, nhưng so với các NHTMCP khác thì tỷ lệ này là khá cao. Tỷ lệ nợ xấu cao, nếu không có khả năng đòi được thì sẽ rất nguy hiểm đối với ngân hàng. Tỷ lệ này cao dẫn đến năng lực cạnh tranh bị giảm sút.

Bảng 2.9: Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi của một số NHTM

NHTM abbank ACB Sacombank ĐôngAbank BIDV Agribank

Năm 2007 133,4% 50,6% 82,2% 86,0% 92,6% 119,2%

Năm 2008 111,2% 57,5% 80,0% 123,9% 97,5% 109,4%

Quý I/2009 129,5% 64,2% 79,0% 112,4% - 115,7%

(Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng của BVSC)

Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi của abbank rất cao, đe dọa đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tỷ lệ cho vay/ huy động tiền gửi trên 100% tức là ngân hàng phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay trên thị trường liên ngân hàng. Trong bối cảnh NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, huy động tiền gửi trên toàn hệ thống giảm sút. Vì vậy, abbank cần phải tập trung hơn vào việc huy động vốn đồng thời hạn chế cho vay ra để đưa tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi trở về ở mức an toàn.

Qua một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản có của abbank, có thể thấy được chất lượng tài sản có của abbank còn yếu. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, abbank cần quản lý tài sản có tốt hơn để nâng cao chất lượng tài sản có.

 Thị phần hoạt động

Tổng dư nợ cho vay, huy động vốn của toàn ngành ngân hàng phần lớn tập trung vào 3 NHTMQD (Agribank, BIDV, Incombank) và 3 NHTMCP (ÁChâubank, Vietcombank, Sacombank). Thị phần của abbank trong toàn ngành ngân hàng rất nhỏ bé, chỉ chiếm dưới 1% thị phần huy động, và thị phần cho vay. Thị phần đang có sự dịch chuyển mạnh từ khối NHTMQD sang khối NHTMCP. Thị phần huy động của ABBank chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm và từ thị trường liên ngân hàng (chiếm hơn 80% tổng huy động) . Thị phần cho vay của abbank tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm khoảng 70%) và cho vay phần lớn thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm khoảng 50%).

Bảng 2.10: Thị phần các NHTM lớn ở Việt Nam năm 2008

Đơn vị:%

Tên NHTM Huy động vốn Dư nợ

2007 2008 2009 2007 2008 2009 Agribank 26,13 25,89 23,68 25,45 23,40 23,07 BIDV 12,01 11,83 10,45 13,48 12,70 11,82 ICB 14,95 13,50 10,91 14,01 13,08 11,73 ACB 3,01 4,46 5,80 1,58 2,14 3,00 Sacombank 1,64 2,34 4,33 1,26 1,89 3,28 NHTM khác, LD & NNg 24,42 24,57 30,59 34,60 37,24 37,89 Tổng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM; thời báo kinh tế Việt Nam 2006-2008)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w