Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 61 - 63)

Trước hết, cần phải cải cách DNNN, tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho khu vực DNNN là nguyên nhân chính gây ra nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ xấu tại các NHTM cao. Chính vì vậy, nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng sẽ khó thực hiện.

Thứ hai, Chính phủ và các bộ ngành liên quan như bộ Tư pháp, Tòa án cần tăng cường thực thi pháp luật nhằm giải quyết hiệu quả các trường hợp gian lận ngân hàng, người vay mất khả năng trả nợ và điều kiện để phát mại các tài sản cầm cố… Nếu lợi ích của cả người đi vay tiền và người cho vay được bảo đảm thì sẽ kích thích họ thực hiện nhiều giao dịch và kinh doanh hơn.

Thứ ba, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các quy định về ngân hàng với các luật và quy định khác ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động trong một môi trường nhất quán và ổn định. Những sửa đổi đó phải tính đến sự tương tác và phù hợp với các luật khác cũng như các thông lệ quốc tế.

Thứ tư, Chính phủ cần nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa các NHTMNN, xóa bỏ mọi ưu đãi không cần thiết đối với các ngân hàng này nhằm tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho các NHTMCP.

Thứ năm, xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như: công ty xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng.

Thứ sáu, Chính phủ và các bộ ngành liên quan, các phương tiện thông tin đại chúng nên tăng cường các thông tin và nhận thức về hội nhập tài chính và các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đến các nhà quản lý và nhân viên ngành ngân hàng.

Thứ bảy, thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa tài chính. Tự do hoá tài chính phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã thực hiện cải cách cơ cấu và tự do hoá thương mại. Nếu có được lộ trình hội nhập tài chính thích

hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh mà không bị vướng vào các dạng khủng hoảng tài chính - ngân hàng khác nhau.

Thứ tám, Chính phủ và các bộ ngành liên quan đẩy mạnh sự phát triển của các yếu tố đầu vào và các ngành liên quan như thị trường chứng khoán, công nghệ thông tin, kiểm toán và giáo dục đào tạo… để hỗ trợ sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng. Hơn nữa, cần sớm hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w