Đánh giá chung về cơ cấu đầu tư tín dụng trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (Trang 46)

2.3.3.1 Những mặt được:

Thứ nhất: Tín dụng đầu tư trung và dài hạn của các NHTM trong những năm vừa qua đã thực hiện đúng hướng, bám sát định hướng của ngành và Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh là tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Tập trung đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ thu mua nông thủy sản hàng hóa của nông dân. Một mặt tạo điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ; Phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng giúp nông nghiệp phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu, khai thác những lợi thế so sánh. Mặt khác tạo cho nông nghiệp những bước phát triển mới đi vào chất lượng và khả năng cạnh tranh. Tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn.

Trong nội bộ từng ngành đã góp phần sắp xếp lại sản xuất, chuyển dịch sang sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên

thị trường. Thể hiện trong công nghiệp đã tập trung đầu tư vào công nghiệp chế biến lúa gạo, cá tra, cá ba sa và một số nông sản khác như nấm rơm, hột vịt muối phục vụ xuất khẩu; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản như cát, đất sét làm gạch, gốm mỹ nghệ… Trong nông nghiệp vốn đầu tư đã giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có chất lượng cao để tiêu dùng & xuất khẩu; Hình thành những vùng chuyên canh cây ăn trái như bưởi Năm roi ở huyện Bình Minh, cây cam sành ở huyện Tam Bình,… Trong chăn nuôi, vốn đầu tư cho chăn nuôi gia súc, gia cầm đã tăng lên một cách đáng kể. Một mặt đáp ứng nhu cầu chăn nuôi phân tán, một mặt hỗ trợ cho các trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn tạo ra khối lượng giá trị hàng hóa cao như nuôi bò thịt ở huyện Vũng Liêm, nuôi dê ở huyện Bình Minh. Hình thành các mô hình trồng trọt chăn nuôi liên hoàn như cá - lúa, tôm - lúa để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, bước đầu xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập 50 triệu/ha trong tỉnh.

Thứ hai: Tín dụng trung và dài hạn đã chú ý đầu tư cho các thành phần kinh tế. Trước đây cho vay trung và dài hạn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước thì nay đã được mở rộng sang tất cả các thành phần kinh tế khác. Điều này đã phát huy thế mạnh của từng thành phần kinh tế tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Trong đó đầu tư trung và dài hạn đã chú ý nhiều đến kinh tế tư nhân và cá thể hộ sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (2 thành phần này chiếm đến 80% tổng dư nợ trung & dài hạn). Đây là những loại hình sản xuất năng động, dễ thích ứng chuyển đổi mô hình, phương thức và mặt hàng sản xuất kinh doanh khi cơ chế thị trường có những biến động. Sản xuất của những thành phần kinh tế này đại bộ phận có hiệu quả cao, từ đó vốn ngân hàng phát huy được tác dụng. Kinh tế tư nhân đã góp một tỷ lệ khá cao trong tổng GDP của tỉnh trong những năm gần đây. Mặt khác, đầu tư vào những đối tượng này mặc dù chi phí quản lý của ngân hàng trong cho vay tuy có cao hơn khi đầu tư vào những món lớn; Nhưng có ưu điểm là phân tán được rủi ro. Điều này đã tạo cho tín dụng ngân hàng đảm bảo hiệu quả, phát triển bền vững hơn góp phần vào lợi nhuận của các NHTM những năm sau cao hơn năm trước (năm 2004 các NH tại địa phương lãi 77,8 tỷ, tăng 28% so năm 2003).

Thứ ba: Đối tượng đầu tư tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng đã được đa dạng hóa. Từ việc cho vay xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy

móc dây chuyền thiết bị, cây trồng vật nuôi phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh. Đến những công trình phục vụ gián tiếp cho sản xuất như cho vay kéo đường điện nông thôn, đê bao chống lũ, hệ thống thủy lợi nội đồng và cả những đối tượng phục vụ cho sinh hoạt và tiêu dùng như làm nhà ở, phương tiện vận chuyển… Điều này một mặt tín dụng trung & dài hạn vừa giúp tăng cường năng lực phát triển sản xuất, tạo ra khối lượng hàng hóa dịch vụ cho nhu cầu sản suất và đời sống. Mặt khác tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung mà đặc biệt là bà con nông dân nói riêng, tạo công ăn việc làm cho nông dân nông thôn, góp phần cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo.

Thứ tư: Tín dụng trung & dài hạn đã chuyển mạnh đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thể hiện trong những năm vừa qua cho vay đã tăng lên cả về số tuyệt đối, cả về tỷ trọng đầu tư. Những khu vực này đã trực tiếp tạo ra giá trị hàng hóa ngày càng tăng cao, đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng từ 10 đến 11%. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Kết quả này đã góp phần vào việc tăng trưởng sản xuất công nghiệp của tỉnh hàng năm từ 18%-20%. Cơ cấu GDP của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng giá trị các ngành công nghiệp và dịch vụ. Thể hiện năm 2002 tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chỉ có 12,68%, đến 2004 đã là 14,79%. Khu vực dịch vụ năm 2002 có 30,13%, năm 2004 tăng lên là 30,62%. Kết cấu hạ

tầng kinh tế đã được phát triển ngày càng hồn thiện, mang lại hiệu quả thiết

thực, phục vụ đắc lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đầu tư

cho lĩnh vực không tạo ra lợi nhuận, hàng hóa trực tiếp như cho vay mua sắm phương tiện tiêu dùng, đi lại, sửa chữa và xây dựng nhà… đã giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong dư nợ trung và dài hạn: Cho vay làm nhà giảm 10,35%/năm, phương tiện tiêu dùng giảm 26,31%/năm.

Thứ năm: Kết quả đầu tư trung và dài hạn không những đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần nâng cao về mặt xã hội. Vốn tín dụng đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là nông dân ở nông thôn. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới khang trang, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 4,7% năm 2000 xuống còn 4,12% vào tháng 6 năm 2005. Hàng năm góp phần giải quyết được từ 25.000 đến 27.500

lao động mới. Đưa số hộ dân có điện sử dụng trong tỉnh lên 97%, có 94/107 xã phường có đường ô tô đến tận trung tâm.

Thứ sáu: Chất lượng tín dụng trung & dài hạn tương đối đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, dưới mức cho phép của Thống đốc NHNN. Đa số là các khoản nợ có tài sản thế chấp và có khả năng thu hồi được.

2.3.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những mặt được đã nêu ở phần trên, tín dụng đầu tư trung và dài hạn của các NHTM trong tỉnh cũng còn bộc lộ những bất cập, hạn chế thể hiện như sau:

Thứ nhất: Dư nợ đầu tư trung và dài hạn có tăng nhưng tỷ trọng giảm trong những năm gần đây, từ 42,48% năm 2002 xuống còn 38,14% năm 2004.. Tốc độ tăng tín dụng ngắn hạn tăng cao hơn tốc độ tăng tín dụng trung và dài hạn. Trong khi đó một yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc tăng trưởng kinh tế là năng lực sản xuất phải tăng. Điều này muốn thực hiện được phải tăng đầu tư, trong đó vốn đầu tư của ngân hàng góp phần đặc biệt quan trọng để các doanh nghiệp và hộ kinh tế đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa dịch vụ.

Hiện nay vốn để mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh tập trung vào 3 nguồn: (i)Vốn tự có thông qua việc tích lũy, bán cổ phần; (ii)vốn vay ngân hàng; (iii)vốn liên doanh liên kết kêu gọi đầu tư từ ngoài tỉnh hoặc nước ngoài. Trong 3 nguồn này, nguồn (i) thì còn rất hạn chế; nguồn (iii) thì khó vì Vĩnh Long là một tỉnh xa các trung tâm kinh tế, hạ tầng cơ sở yếu kém nên thu hút đầu tư từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn. Do vậy nguồn vốn (ii) có ý nghĩa quan trọng, cần phải tăng cường nguồn vốn này.

Thứ hai: Kết cấu tín dụng trung và dài hạn đầu tư vào các khu vực chưa tương xứng với GDP của mỗi khu vực đóng góp. Trong những năm qua khu vực dịch vụ đã đóng góp vào GDP của tỉnh chiếm từ 30%-32%. Nhưng tín dụng trung và dài hạn đầu tư vào khu vực này chỉ chiếm từ 11% đến 14% tổng dư nợ trung & dài hạn. Ngược lại khu vực công nghiệp xây dựng có tỷ trọng dư nợ từ 17 đến 30% nhưng chỉ chiếm từ 13 đến 15% GDP.

Thứ ba: Cơ cấu đầu tư các thành phần kinh tế chưa đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của mỗi thành phần. Đầu tư cho khu vực

kinh tế tư nhân còn thấp so với tiềm năng vì hiện nay chỉ có chưa đầy 30% số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay có 4 doanh nghiệp nhưng cũng chưa có quan hệ tín dụng trung và dài hạn với các NHTM. Kinh tế hỗn hợp dư nợ đầu tư và tỷ trọng cũng còn rất khiêm tốn, chỉ có 3,24%/ tổng dư nợ trung và dài hạn. Kinh tế hợp tác dư nợ cho vay rất hạn chế chỉ khoảng 1‰ số dư nợ trung & dài hạn.

Thứ tư: Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đầu tư cho ngành công nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm thấp cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2002 là 83,7 tỷ, chiếm 6,9% tổng dư nợ T&DH, năm 2004 chỉ còn 77,5 tỷ chiếm tỷ trọng 5,31%. Trong 3 năm qua số dư liên tục giảm, bình quân mỗi năm giảm 3,79%. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, tỉnh có nhiều tiềm năng về gạch, gốm đất nung, hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống sản xuất nước chấm, bún bánh nhưng dư nợ chiếm tỷ trọng cũng rất nhỏ, chỉ trên dưới 3%. Điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành công nghiệp đạt chỉ tiêu tăng từ 20-22%/năm trong những năm tới đây theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2005- 2010 và phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 23% trong GDP.

Thứ năm: Hiện nay do nguồn vốn dài hạn có hạn nên các ngân hàng phần lớn chỉ cho vay trung hạn từ 1 đến 5 năm. Tỷ trọng vốn đầu tư dài hạn trong tổng vốn đầu tư T&DH còn chiếm tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị của các doanh nghiệp.

Thứ sáu: Tỷ trọng đầu tư cho vay tiêu dùng sinh hoạt và đời sống còn cao. Trong 3 năm qua lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các khu vực trong tổng dư nợ trung & dài hạn. Mặc dù dư nợ đang giảm dần cả về số tuyệt đối và tỷ trọng nhưng đến cuối năm 2004 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất: 31,58%, cao hơn cả khu vực công nghiệp và xây dựng (30,69%).

Trong đó xây dựng nhà ở chiếm tỷ trọng cao nhất trong các đối tượng đầu tư trung và dài hạn, tỷ trọng giao động từ 26%-39%/năm. Năm 2004 dư nợ là 378 tỷ chiếm tỷ trọng 25,92% trong tổng dư nợ trung & dài hạn. Trong khi đó đối tượng cho vay cơ sở hạ tầng khu công nghiệp xếp hạng thứ hai

trong tỷ trọng các đối tượng đầu tư cũng chỉ có 10,73% và cao hơn tỷ trọng của cả khu vực nông nghiệp (24,53%).

Đầu tư những đối tượng này mặc dù có tạo điều kiện hỗ trợ cải thiện cuộc sống nhân dân và bộ mặt nông thôn khang trang hơn. Nhưng nó không tạo ra sức sản xuất mới để góp phần tạo ra hàng hóa dịch vụ, thúc đẩy kinh tế phát triển. Hơn nữa đây là những đối tượng không sinh lời, nguồn trả nợ phải trông chờ vào các khoản thu nhập khác của người nông dân. Trong khi đó người dân nông thôn thì trông chờ chính vào thu nhập từ nông nghiệp. Đa số những hộ này còn vay vốn ngắn hạn để sản xuất nông nghiệp, những khoản thu nhập này đôi khi chỉ đủ trả nợ gốc và lãi vay ngắn hạn. Do vậy khi rủi ro phát sinh sẽ dẫn đến hệ quả dây chuyền cả vốn tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn. Chính vì vậy, đối tượng này ngân hàng chỉ đầu tư ở mức độ vừa phải, cần giành vốn cho khu vực sản xuất kinh doanh dịch vụ nhiều hơn.

Thứ bảy: Về sự phối kết hợp giữa các NHTM trên địa bàn trong việc đồng tài trợ cho những dự án T&DH chưa được thực hiện. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh nên mạnh NH nào NH nấy làm mà chưa có sự liên kết để tạo sức mạnh chung nhằm đáp ứng kịp thời cho những dự án lớn đồng thời phân tán rủi ro. Quản lý thông tin rủi ro không đầy đủ, còn thiếu minh bạch. Vì cạnh tranh nhau để lôi kéo khách hàng nên các ngân hàng đôi khi bỏ qua một số điều kiện, thủ tục. Thiếu cương quyết đối với khách hàng trong việc yêu cầu đáp ứng các điều kiện vay vốn, cung cấp những thông tin tài liệu trong quá trình theo dõi kiểm tra sử dụng vốn vay. Cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, thiếu cập nhật. Do đó khi một NH nào có nhu cầu tìm hiểu về một khách hàng thì thông tin thiếu chính xác, dễ dẫn đến rủi ro trong quyết định cho vay.

Thứ tám: Về chất lượng tín dụng đầu tư trung và dài hạn tuy tỷ lệ nợ quá hạn hiện nay còn thấp, nhưng đang có xu hướng tăng cao. Năm 2002 chỉ có 3,89 tỷ, chiếm 0,32% tổng nợ trung và dài hạn nhưng năm 2004 đã tăng lên 32,38 tỷ với tỷ lệ 2,22%, gấp 7 lần năm 2002. Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn là có thời hạn cho vay dài, những năm đầu mới cho vay thì khách hàng cố gắng trả đều đặn, ít xảy ra nợ quá hạn. Nhưng những năm về cuối thời gian cho vay thì nguy cơ nợ quá hạn càng tăng, tiềm ẩn rủi ro càng lớn do biến động về cạnh tranh thị trường, giá cả, mẫu mã sản phẩm lạc hậu…

Những đối tượng vay vốn có nợ quá hạn cao là cho vay tiêu dùng (4,34%) mà đặc biệt là cho vay mua sắm phương tiện tiêu dùng (15,19%), đây là đối tượng không sinh lời. Ngoài ra những đối tượng mà sản phẩm đầu ra có sự biến động mạnh về giá cả trên thị trường hiện nay như trái cây, cá tra, cá basa cũng đồng thời là những đối tượng tín dụng đang có tỷ lệ nợ quá hạn cao như cho vay cải tạo vườn: 5,83%, nuôi thủy sản: 4,69% (năm 2004)

2.3.3.3 Nguyên nhân những mặt tồn tại: ° Nhóm nguyên nhân khách quan: ° Nhóm nguyên nhân khách quan:

- Khâu quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết của tỉnh chưa đồng bộ, hoàn chỉnh, do đó khâu đầu tư của các doanh nghiệp cũng như nhân dân còn gặp khó khăn. Đối với những dự án ở các vùng chưa được quy hoạch, ngân hàng cũng không dám mạnh dạn cho vay vì có thể dẫn đến rủi ro về mặt chính sách.

- Các dự án có tính khả thi không nhiều đặc biệt là những dự án lớn có vốn đầu tư từ 5-10 tỷ trở lên trong lĩnh vực công nghiệp rất ít. Nông dân hiện nay cũng đang loay hoay không biết trồng cây gì, con gì để có hiệu quả ổn định lâu dài. Đã có nhiều trường hợp nông dân trồng rồi lại chặt bỏ hoặc nuôi được nhưng không bán được do giá xuống thấp phải chịu lỗ như nhãn, cá…, nợ ngân hàng không thanh toán được. Điều này thể hiện việc dự báo và định

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)