Giải pháp chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung & dài hạn theo

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (Trang 62)

thành phần kinh tế:

3.3.2.1 Tiếp tục tập trung đầu tư trung & dài hạn cho khu vực kinh tế tư nhân và cá thể:

Đây là một khu vực kinh tế rất năng động trong cơ chế thị trường, đóng góp vào tăng trưởng GDP tương đối cao. Tuy nhiên hiện nay khu vực tư nhân có trên 1.300 doanh nghiệp, nhưng hiện mới chỉ có hơn 30% số này có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Như vậy tiềm năng khu vực này còn rất lớn. Để tập trung đầu tư cho khu vực này, các ngân hàng cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

- Cải tiến thủ tục cho vay kể cả thủ tục thế chấp, bảo lãnh theo hướng gọn nhẹ, vừa đảm bảo tính pháp lý vừa đơn giản. Cần áp dụng bộ hồ sơ cho phù hợp với từng loại khách hàng. Đối với khách hàng là hộ nông dân vay món nhỏ thì hồ sơ cần gọn nhẹ cho phù hợp với trình độ người dân, đồng thời cán bộ tín dụng cũng xử lý nhanh, nâng cao năng suất lao động. Qua đó giúp cho các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể tiếp cận với vốn của ngân hàng dễ dàng hơn.

- Phân loại khách hàng theo những tiêu chí khoa học, một mặt để ngân hàng có những đối sách phù hợp. Mặt khác để đánh giá mức độ rủi ro, từ đó có chính sách về lãi suất, hình thức đảm bảo tiền vay áp dụng cho phù hợp với từng cấp độ rủi ro.

- Đối với những hộ nông dân vay những món nhỏ lẻ, ngân hàng cần từng bước chuyển từ cho vay trực tiếp sang cho vay thông qua các hợp tác xã, các doanh nghiệp thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thông qua các định chế tài chính trung gian ở địa phương như Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở…

- Tỉnh cần sớm thành lập quỹ bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 193/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ để bảo

lãnh cho các doanh nghiệp khi họ có đủ điều kiện vay vốn trung và dài hạn nhưng thiếu tài sản thế chấp.

3.3.2.2 Thiết lập quan hệ đầu tư tín dụng trung & dài hạn với khu vực

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một khu vực tiềm năng. Đầu tư cho khu vực này có lợi thế về khoa học công nghệ và trình độ quản lý của doanh nghiệp tương đối cao, hiệu quả kinh doanh tương đối tốt. Hiện nay cả tỉnh có 4 doanh nghiệp loại hình này với số vốn đầu tư đăng ký trên 9 triệu USD. Các doanh nghiệp này chưa có quan hệ tín dụng với các NHTM trên địa bàn mà vay vốn ở các ngân hàng nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh do có quan hệ sẵn của phía đối tác nước ngoài. Các NHTM trong tỉnh cần tiêp cận với những doanh nghiệp này, bước đầu là tín dụng ngắn hạn, sau đó là vốn trung & dài hạn để giúp họ đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu để mở rộng sản xuất.

3.3.2.3 Tăng cường đầu tư trung & dài hạn cho thành phần kinh tế hợp

tác và kinh tế hỗn hợp.

] Kinh tế hợp tác: Phát triển kinh tế hợp tác là một trong những chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Hiện nay cả tỉnh có 55 hợp tác xã đã chuyển đổi và hoạt động theo Luật hợp tác xã, hoạt động trên các ngành nghề: nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại… Tuy nhiên, hiện chỉ có 31% HTX là hoạt động khá trở lên, còn lại là trung bình và yếu. Nhìn chung năng lực tài chính của các HTX không cao, điều kiện đảm bảo nợ vay chưa đủ nên ngân hàng cũng chưa dám mạnh dạn đầu tư cho thành phần kinh tế này. Hiện nay các NH cho vay rất hạn chế, chỉ trên dưới 2 tỷ đồng, chiếm trên 1‰ số dư nợ T&DH. Để từng bước tăng trưởng đầu tư cho thành phần kinh tế hợp tác, cần thực hiện hai biện pháp sau:

Thứ nhất: Tỉnh sớm hình thành Quỹ bảo lãnh cho hợp tác xã và thành

viên HTX theo Nghị quyết TW 5 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX, để bảo lãnh cho các HTX và thành viên HTX khi họ có đủ điều kiện vay vốn trung và dài hạn ngân hàng nhưng thiếu tài sản thế chấp.

Thứ hai: Các ngân hàng mở rộng áp dụng hình thức thuê mua tài sản cho các HTX để mua sắm máy móc thiết bị cho sản xuất.

] Đối với thành phần kinh tế hỗn hợp: Mặc dù hiện nay tỉnh có 7 DNNN đã được cổ phần hóa nhưng dư nợ đầu tư và tỷ trọng cũng còn rất khiêm tốn, chỉ 3,24%/ tổng dư nợ trung và dài hạn. Hiện nay đa số các doanh nghiệp thuộc thành phần này làm ăn có hiệu quả nhưng vướng mắc trong quan hệ tín dụng là việc thế chấp tài sản. Trước đây khi còn là doanh nghiệp nhà nước thì không phải thế chấp nhưng khi cổ phần hóa, các ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Biện pháp để mở rộng tín dụng với loại hình doanh nghiệp này là các ngân hàng mở rộng cho vay đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay. Đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản là nhà, đất, dây chuyền máy móc thiết bị để thế chấp ngân hàng khi vay vốn.

3.3.2.4 Chỉ đầu tư trung & dài hạn cho những doanh nghiệp nhà nước

làm ăn thực sự có hiệu quả:

Các ngân hàng thương mại cần rà soát lại năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. Để đảm bảo tính trung thực, các báo cáo tài chính cần yêu cầu phải được kiểm toán. NH kiên quyết chỉ xem xét đầu tư trung & dài hạn cho những doanh nghiệp hiện đang làm ăn thực sự có hiệu quả và dự án đầu tư có tính khả thi cao.

3.3.3 Giải pháp chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung & dài hạn theo ngành kinh tế và đối tượng cho vay: ngành kinh tế và đối tượng cho vay:

3.3.3.1 Tiếp tục đầu tư tăng tỷ trọng dư nợ trung & dài hạn cho khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ

Dư nợ khu vực công nghiệp - xây dựng là khu vực có tốc độ tăng trưởng tín dụng đầu tư cao nhất trong những năm qua, đạt bình quân 56,74%/ năm. Tỷ trọng tăng từ 15% năm 2002 lên 30,69% năm 2004 so tổng dư nợ trung & dài hạn. Tuy nhiên cơ cấu dư nợ nội bộ trong khu vực này lại không cân đối, chủ yếu là lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Còn đầu tư cho công nghiệp lại giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, tốc độ giảm 3,79%/năm, từ đó tỷ trọng đã giảm, năm 2002 chiếm 46%, đến năm 2004 chỉ còn 17,31% so dư nợ trung & dài hạn ngành công nghiệp.

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tuy có tốc độ tăng 18,92%/năm, nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ trung dài hạn vẫn còn ở mức khiêm tốn: 13,21%, thấp nhất trong các khu vực.

Xuất phát từ những tình hình trên, căn cứ vào định hướng chung của ngành trên địa bàn. Các NHTM cần tiếp tục đầu tư tăng tỷ trọng dư nợ trung & dài hạn cho khu vực công nghiệp - xây dựng, trong đó cần đặc biệt chú ý lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong lĩnh vực TTCN, cần đầu tư cho các ngành nghề truyền thống để từng bước đưa công nghệ hiện đại vào các làng nghề nhằm khôi phục và giữ vững giá trị truyền thống và nâng cao giá trị hiệu quả kinh tế.

Để đạt được những mục tiêu định hướng trên cần thực hiện những biện pháp sau:

] Cần phải nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể và chi tiết từng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước phải được thể hiện ngay từ khâu quy hoạch, từ đó làm cơ sở bố trí vốn đầu tư. Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Chính phủ, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển từng ngành nông, công nghiệp và dịch vụ của tỉnh. Đây là vấn đề cần ưu tiên hàng đầu, qua đó từng ngành vạch ra chiến lược phát triển của mình phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh. Xây dựng các dư án đầu tư có hiệu quả để kêu gọi vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Việc quy hoạch phải thể hiện sự liên kết giữa công nghiệp và nông nghiệp. Phát triển công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở hỗ trợ phát triển nông nghiệp, gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản và nâng cao giá trị gia tăng theo yêu cầu của thị trường. Phát huy và khai thác tốt tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh. Trên cơ sở đó ngành ngân hàng ưu tiên tập trung đầu tư các công trình mũi nhọn để phát huy thế mạnh, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

] Đa dạng hóa đối tượng đầu tư: Cần mở rộng và đa dạng hóa các đối tượng cho vay, trước mắt tập trung vào các đối tượng:

- Trong ngành công nghiệp, cần tập trung cho vay mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, bảo quản & chế biến nông sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong lĩnh vực xây dựng, chú ý đến những doanh nghiệp xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy chế biến nông sản, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, cung cấp nước sạch trong nông thôn.

- Trong lĩnh vực TTCN, quan tâm đến cho vay mở rộng ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, làm nước chấm, bún bánh, đan lát…

- Trong thương mại, tập trung cho vay xây dựng các chợ đầu mối trung tâm, khu thương mại để phục vụ mua sắm của dân cư trong vùng và nhu cầu luân chuyển hàng hóa đi các địa phương khác.

3.3.3.2 Giữ vững tỷ trọng dư nợ trung & dài hạn trong khu vực

nông nghiệp

Khu vực nông nghiệp hiện là khu vực chiếm tỷ trọng dư nợ tương đối cao. Trong 3 năm qua, tốc độ tăng dư nợ khu vực này là 13,94%/năm, cao hơn mức tăng trung bình của dư nợ trung dài hạn. Số dư năm 2004 là 357,74 tỷ, chiếm tỷ trọng 24,53%. Định hướng tới là tăng về số tuyệt đối nhưng giữ nguyên tỷ trọng và cần tập trung vào các đối tượng sau:

- Mua sắm máy nông nghiệp như máy làm đất, gieo trồng, vận chuyển, máy gặt, tuốt và sấy lúa.

- Cho vay đầu tư các trại giống sản xuất giống cây, con có giá trị kinh tế cao để phục vụ cho chương trình chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi như cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản tôm, cá nước ngọt. Hình thành các vùng chuyên canh cây lúa, cây ăn trái có chất lượng cao để cung cấp cho chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh đầu tư cho chăn nuôi như bò, heo, dê có quy mô sản xuất lớn.

- Cho vay nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại có quy mô khối lượng giá trị hàng hóa lớn trong chăn nuôi, trồng trọt hoặc cung cấp dịch vụ cho nông nghiệp.

Giải pháp để thực hiện là căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh, quy hoạch chi tiết sử dụng đất như đất chuyên dùng cho phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp. Các vùng đất sản xuất nông nghiệp cho trồng lúa, trồng màu, trồng cây ăn trái và sản xuất nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Đất cho chăn

nuôi gia súc… Căn cứ quy hoạch đó ngân hàng sẽ đầu tư để nhân dân lựa chọn các phương án trồng cây cây con gì có hiệu quả. Đồng thời ngân hàng phải đầu tư cho nhân dân theo đúng định hướng quy hoạch, tránh hiện tượng vượt quá quy mô sẽ dẫn đến cung vượt cầu, ngân hàng sẽ khó thu hồi vốn.

3.3.3.3 Giảm dần tỷ trọng cho vay trung & dài hạn đối với lĩnh vực

phục vụ đời sống cá nhân và cộng đồng

Trong những năm vừa qua tín dụng trung hạn đầu tư phục vụ cho cá nhân và cộng đồng luôn chiếm tỷ trọng cao: Năm 2002 chiếm 51% tổng dư nợ trung & dài hạn, năm 2004 chiếm 31,58% (460,55 tỷ). Mặc dù những năm gần đây tốc độ đầu tư giảm nhưng khu vực này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với tất cả các khu vực khác. Mặt khác đây cũng là khu vực có tỷ lệ nợ quá hạn tương đối cao: 4,34%. Trong đó đối tượng cho vay mua sắm phương tiện tiêu dùng có nợ quá hạn cao nhất: 15,19%. Bên cạnh đó đầu tư vào lĩnh vực bất động sản như cho vay làm nhà để bán có độ rủi ro cũng rất cao. Chính vì vậy định hướng và mục tiêu là tiếp tục giảm tỷ trọng xuống thấp hơn các khu vực khác vì đây là đầu tư không tạo ra năng lực sản xuất trực tiếp. Cần giảm tối đa một số lĩnh vực như đầu tư bất động sản, cho vay mua sắm phương tiện tiêu dùng và cho vay sinh viên bằng tín chấp (phần này để NH chính sách xã hội cho vay). Chỉ tiếp tục đầu tư một số đối tượng có chọn lựa như:

- Cho vay xây dựng & sửa chữa nhà, mua sắm phương tiện đi lại cho những đối tượng có thu nhập ổn định, chắc chắn và có tài sản đảm bảo.

- Cho vay đi lao động hợp tác ở nước ngoài.

- Cho vay cán bộ công nhân viên mua cổ phần khi doanh nghiệp cổ phần hóa;

3.3.4 Những giải pháp hỗ trợ bổ sung để các ngân hàng thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung & dài hạn đạt hiệu quả cao, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ngoài ba giải pháp chính đã trình bày ở trên, để đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng trung & dài hạn nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển mạnh, đạt hiệu quả cao, các ngân hàng cũng cần phải thực hiện một số giải pháp hỗ trợ bổ sung như sau:

3.3.4.1 Phát triển các dịch vụ hỗ trợ để thúc đẩy mạnh việc huy động vốn trung dài hạn nhằm tạo nguồn ổn định cho đầu tư.

] Đẩy mạnh da dạng hóa các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ bao thanh toán. Tăng cường khuyến khích khách hàng, đặc biệt là những khách hàng tư nhân, cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. Thông qua đó một mặt ngân hàng nắm bắt thông tin khách hàng tốt hơn, hỗ trợ cho việc thẩm định cho vay và kiểm tra sau khi vay. Mặt khác thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng, tăng nguồn vốn để cho vay trung & dài hạn.

] Áp dụng các công nghệ tin học tiên tiến để thực hiện các dịch vụ gia tăng phục vụ khách hàng như Home banking, Internet banking… Mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ, máy rút tiền tự động ATM, điểm chấp nhận thanh toán thẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng khách sạn, trường đại học cao đẳng trong tỉnh. Thực hiện dịch vụ trả lương cho công nhân thông qua máy ATM, để từ đó thu hút vốn nhàn rỗi cho đầu tư.

3.3.4.2 Tăng cường mạng lưới tổ chức của các NH; Cải tiến cơ chế

phân cấp ủy quyền trong việc quyết định cho vay.

] Hiện nay ngoài Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh có các chi nhánh ở tất cả các huyện thị trong tỉnh, các NHTM khác chỉ có 1-2 chi nhánh cấp 2 ở huyện. Điều này hạn chế cơ hội tiếp cận và chọn lựa vốn tín dụng của khách hàng. Các ngân hàng như NH Đầu tư & phát triển, NH Công thương, NH Phát triển nhà ĐBSCL cần mở rộng địa bàn hoạt động xuống các huyện để một mặt tăng cường huy động vốn, mặt khác mở rộng cho vay, trong đó có đáp ứng vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp và

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (Trang 62)