Kiến nghị đối với các NHTM nhà nước

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (Trang 73 - 76)

- Tăng cường phân cấp, phân quyền cho chi nhánh NHTM cấp một trong việc giải quyết cho vay trung & dài hạn, gắn với trách nhiệm cụ thể để tạo điều kiện cho NHTM tỉnh chủ động cho vay đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tránh bỏ lỡ cơ hội.

- Chú ý tạo điều kiện hỗ trợ vốn nhất là vốn trung & dài hạn đối với các chi nhánh ở những tỉnh nghèo đang có nhu cầu lớn nhưng lại gặp khó trong huy động về vốn trung & dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế.

- Giao quyền tự chủ cho các chi nhánh cấp một trong việc hợp đồng tuyển chọn bố trí cán bộ để đáp ứng linh hoạt hơn với công việc. Tránh trường hợp định biên cứng nhắc như hiện nay, một số ngân hàng có công việc nhiều nhưng biên chế ít, đơn vị phải “lách” bằng nhiều hình thức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và cơ cấu đầu tư trung & dài hạn.

Tóm lại: Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung & dài hạn là một quá trình phức tạp, không những cần sự nỗ lực của các NHTM mà còn có sự phối hợp chỉ đạo đồng bộ của lãnh đạo tỉnh và các ngành hữu quan. Quá trình chuyển đổi cần phải quán triệt tốt những quan điểm định hướng của Đảng và nhà nước, đồng thời bám sát các mục tiêu đã đề ra cho hoạt động tín dụng trung & dài hạn. Bên cạnh đó, nếu những kiến nghị với các cơ quan hữu quan được thực hiện tốt sẽ giúp cho việc đầu tư tín dụng trung dài hạn của các NHTM sẽ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà ngày một phát triển, tăng trưởng cao.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trong những năm qua đã đóng góp nhiều cho quá trình phát triển kinh tế của cả nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế. Ngành ngân hàng đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều nhà kinh tế đã quan tâm nghiên cứu và đề xuất nhiều giải pháp để tăng cường hiệu quả đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển.

Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm và nhiều giải pháp lớn để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã từng bước ban hành nhiều chính sách quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Đối với tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều chủ trương giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh để thúc đẩy kinh tế phát triển. Kết quả trong trong những năm qua tỉnh Vĩnh Long đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Kinh tế xã hội đã có bước phát triển khá rõ nét, đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn đã được cải thiện và từng bước nâng cao.

Qua nghiên cứu thực tiễn, kết hợp với những lý luận khoa học, luận văn đã nêu được một số vấn đề sau :

- Trình bày và phân tích một số lý luận chung về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về tín dụng nói chung và tín dụng trung - dài hạn nói riêng.

- Phân tích vai trò và hiệu quả của tín dụng trung & dài hạn của ngân hàng đối với nền kinh tế.

- Giới thiệu những đặc thù về kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long, qua đó cho thấy tiềm năng của tỉnh còn rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi nhu cầu vốn trung & dài hạn rất lớn mà các NHTM trong tỉnh cần phải đáp ứng.

- Đánh giá thực trạng đầu tư tín dụng nói chung và tín dụng trung & dài hạn của các NHTM của tỉnh giai đoạn 2002 - 2004.

- Trên cơ sở đánh giá những mặt được, những tồn tại hạn chế, những vướng mắc trong quá trình đầu tư tín dụng trung & dài hạn của các ngân hàng thương mại trong tỉnh. Luận văn đã nêu lên những nguyên nhân của những mặt tồn tại, hạn chế, từ đó đã đề xuất những giải pháp, những kiến nghị nhằm chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng trung & dài hạn để thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng của Ngân hàng, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhằm phát huy được hiệu quả thiết thực của đề tài nghiên cứu, cần có sự nỗ lực của các ngân hàng thương mại trong tỉnh, sự kiểm tra giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của lãnh đạo cấp ủy và chính quyền địa phương và sự phối hợp toàn diện trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp của các sở ban ngành trong tỉnh.

Do trình độ nhận thức còn có hạn, việc nghiên cứu trong phạm vi hẹp, trong khi đó hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng trung & dài hạn nói riêng là lĩnh vực rộng lớn, phức tạp do vậy luận văn không sao tránh khỏi những mặt thiếu sót, hạn chế.

Chính vì vậy trong thời gian tới chắc chắn cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nhằm không ngừng bổ sung và hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung & dài hạn của các ngân hàng thương mại; Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2020, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2003 và năm 2004.

2. PGS-TS Nguyễn Đăng Dờn - chủ biên (2003), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

3. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị quốc gia.

4. GS-TS Dương Thị Bình Minh – TS Sử Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng 2001-2010.

6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (2005), Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006- 2010 trong lĩnh vực ngân hàng.

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (2005), Hoạt động ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thống kê.

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo hoạt động Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long từ năm 2002 đến năm 2004.

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 12 năm 2003, số 1, 3, 10 năm 2004 và số chuyên đề năm 2005.

10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật NHNN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng (đã được bổ sung sửa đổi), NXB Công an nhân dân.

11. PGS-TS Lê Văn Tề - chủ biên (2003), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

12. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2001), Văn kiện Đại hội VII Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long.

13. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2005), Dự thảo báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội tỉnh Đảng bộ khóa VIII.

14. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 173/2001/QĐ-TTg về phát triển KT-XH vùng đồng bằng sông Cửu Long.

15. Tỉnh ủyVĩnh Long, UBND tỉnh Vĩnh Long - (2000), Kinh tế Vĩnh Long trong sự nghiệp phát triển.

16. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh tế xã hội các năm 2002, 2003, 2004 và, 6 tháng đầu năm 2005

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)